Tại Olympic Athens, Nhật đã giành được tổng cộng 37 huy chương trong đó có 16 huy chương vàng (HCV), tương đương với số HCV giành được tại Tokyo Olympics năm 1964. Olympic Athens cũng là lần mà người Nhật giành được nhiều huy chương nhất. Ngoài môn Judo truyền thống, Nhật đã giành được HCV ở những môn như thể dục dụng cụ nam, bơi lội, ném búa nam, marathon nữ và vật tự do nữ. Người Nhật đã làm gì để giành được ví trí thứ 5 trong làng thể thao thế giới? |
Ảnh: Kitajima sung sướng cùng huấn luyện viên Hirai sau khi giành chiếc HCV thứ hai
Vai trò của HLV và các chuyên gia
Sự thành công của các VĐV Nhật bản có từ nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến những yếu tố quan trọng là sự nghiên cứu các động tác kỹ thuật tốt nhất một cách hết sức khoa học được nghiên cứu kĩ lưỡng, với sự trợ giúp của các HLV giàu kinh nghiệm
VĐV Kitajima Kosuke, người đã mang về cho đất nước hoa anh đào hai tấm HCV quý giá môn bơi bướm 100 và 200m nam, là một ví dụ của quá trình đào tạo kỹ lưỡng và khoa học. Một nhóm gồm 5 chuyên gia gọi là ‘Đội Kitajima’ đã nghiên cứu từng động tác kỹ thuật bơi của Kitajima, sau đó dùng kinh nghiệm và các kỹ thuật để huấn luyện Kitajima biến tài năng sẵn có của mình trở thành mục tiêu chiến thắng.
Trong đội có Hirai Norimasa, là HLV của Kitajima từ những ngày anh còn học cấp II, cùng với các chuyên gia phân tích hình ảnh, chiến thuật, nâng cao thể lực và massage đã ngày đêm giúp và hỗ trợ Kitajima tập luyện với mục tiêu giành HCV tại Athens. Tại Olympic Sydney vào 4 năm về trước, Kitajima chỉ đạt vị trí thứ tư. Ngay sau đó, một đội chuyên gia kỹ thuật chỉ giành cho Kitajima gồm một nhóm các chuyên gia đã từng giúp vận động viên trượt tuyết người Ý Alberto Tomba giành HCV Olympics mùa đông đã được tuyển mộ thành các chuyên gia kỹ thuật cho Kitajima.
Tất nhiên là sự thành công của Kitajima phần nhiều nhờ vào quá trình khổ luyện hết sức nghiêm túc của anh. Tuy nhiên vai trò của các chuyên gia, người đã huấn luyện để Kitajima có thể lực tốt nhất, chiến thuật tốt nhất, ý chí thi đấu tốt nhất đã đóng một vai trò không nhỏ.
Vai trò của các nhà tài trợ
Quá trình huấn luyện các VĐV với mục tiêu giành HCV đã tốn kém nhiều tiền của. Các hiệp hội thể thao đã có sự hỗ trợ quan trọng về kinh tế cho các VĐV và các chuyên gia, cùng với những cơ sở vật chất tốt nhất cho tập luyện và sinh hoạt. Tani Ryoko, người đã giành HCV môn Judo 48kg nữ đã có 5 bạn tập và có các kỹ thuật Judo theo phương thức khác nhau, để phối hợp nâng cao kỹ thuật cho Tani. Số tiền trả cho các bạn tập này lên tới 10 triệu yên (khoảng 91,000USD) và do công ty tài trợ cho Tani trả: Đó là đại gia Toyota Motor.
Để có được kinh phí chi trả cho tập luyện, các VĐV cần phải lựa chọn các công ty tài trợ và ngày nay các VĐV thường xuất hiện trên TV hoặc các phương tiện thông tin đại chúng khác trong các chương trình quảng cáo của những công ty này để có sự hỗ trợ về tài chính. Khi có nguồn tài chính dồi dào, các VĐV có thể lựa chọn các điều kiện tập luyện tốt nhất cùng sự hỗ trợ của các chuyên gia giàu kinh nghiệm. Người Nhật đang không giấu giếm tham vọng của mình để tiếp nối những cơn mưa vàng tại Olympic Bắc Kinh 2008.
Bkduan
Biên soạn từ Japan Trends, Yomiuri và Kyodo News