• 日本語
  • Vysa Wiki
  • Liên hệ


  • Giới thiệu
    • Giới thiệu VYSA
    • Điều lệ VYSA
    • VYSAについて
  • VYSA toàn quốc
    • Hoạt động chung
    • VYSA APU
    • VYSA Fukuoka
    • VYSA Hokkaido
    • VYSA Kobe
    • VYSA Kyoto
    • VYSA Niigata
    • VYSA Okayama
    • VYSA Okinawa
    • VYSA Osaka
    • VYSA Sendai
    • VYSA Shiga
    • VYSA Tokai
  • VYSA Kanto
    • Giới thiệu VYSA Kanto
    • Ban chấp hành
    • Hoạt động thể thao
    • Hoạt động văn hoá
    • Thông tin & Học thuật
    • HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI
    • Quỹ Tấm lòng vàng
  • VYSAJOB
  • Học Bổng
  • Tình Nguyện
  • Sự kiện

Tin mới

Bình chọn cuộc thi ảnh VYSA 2018: Sắc Xuân Việt- Nhật

Cuộc thi ảnh VYSA năm 2018: "Sắc xuân Việt- Nhật"

Tám thí sinh đã lọt vào vòng chung kết Miss VYSA 2017

CÙNG VYSA, ĐÓN TẾT XA NHÀ HẠNH PHÚC

Thông báo kết quả sử dụng nguồn quyên góp chương trình "Trái tim nơi xa - Tâm gửi quê nhà"

Home / Tin ngoài VYSA / Văn hoá & Thể thao / Ca sĩ làng Vỹ Dạ debut tại Việt Nam.
 2012.3.22    VYSA 
Chắc nhiều người ở đây đã từng được thưởng thức giọng hát Hải Triều qua các chương trình của VYSA và trong số đó chắc nhiều người băn khoăn tại sao không thấy anh xuất hiện trong chương trình gần đây như festival tại Đại hội VYSA tháng 11 năm ngoái, Tết VYSA 06. Lý do vì: Hải Triều: “Mong làm nhịp cầu nối hai nước Việt – Nhật” .


Vậy là sau một loạt giọng ca nữ – Khánh Ly xưa, rồi những Hồng Nhung, Hồng Hạnh, Tam ca Áo Trắng… đem tiếng hát Việt đến xứ sở hoa anh đào, lại có thêm một gương mặt, là nam, góp phần kết nối nhịp cầu văn hóa giữa hai nước Việt – Nhật bằng những ca khúc Nhật đặt lời Việt và ngược lại, cùng với những ca khúc do anh tự sáng tác với sự ảnh hưởng của cả hai nền văn hóa. Đó là Hải Triều, chàng trai người Huế một mình phiêu du qua tận đất nước mặt trời mọc để theo học và tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế Tokyo khoa Communications, hiện tại đang tiếp tục với bậc cao học chuyên ngành nghiên cứu và giáo dục tiếng Nhật, vừa về nước để thực hiện album đầu tay Diễm xưa.

Q: Quá trình anh đến với âm nhạc diễn ra như thế nào? Tại sao anh lại quyết định đi hát chuyên nghiệp muộn thế, khi mà anh thiếu mất lợi thế tuổi trẻ?

HT: Từ nhỏ tôi đã thích hát, xem chuyện hát quan trọng như… chuyện ăn uống vậy. Tôi hát mọi nơi mọi lúc, ở nhà, hát cho đại sứ quán Việt tại Nhật, trong các chương trình từ thiện với các ca sỹ Nhật, hát cho lưu học sinh Việt Nam… Buổi sáng thức dậy, việc đầu tiên tôi làm là hát, tối trước khi đi ngủ cũng hát. Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ có ý định trở thành ca sỹ chuyên nghiệp cho đến khi tôi gặp và hát ca khúc Shimauta (Đảo ca).

Khi đang học năm 2 Trường ĐH Kinh tế Tokyo, tôi tham gia liveshow của trường với bài Shimauta bằng tiếng Nhật, mang âm hưởng của vùng đảo Okinawa, Nhật Bản, có giai điệu rất đẹp và ca từ sâu sắc. Sau khi thể hiện ca khúc này, tôi nhận được sự ủng hộ ngoài mong đợi của các bạn sinh viên cùng thầy cô. Mọi người bảo tôi nên làm ca sỹ chuyên nghiệp hơn là một lưu học sinh. Có thể nói chính bài hát Shimauta đã cho tôi thêm sức mạnh và sự dũng cảm khi quyết định trở thành ca sỹ chuyên nghiệp.

Tiếp đó, trong một cuộc giao lưu văn hóa Việt – Nhật do Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật tổ chức, sau khi nghe tôi hát ca khúc Diễm xưa (Trịnh Công Sơn) bằng tiếng Nhật, có một cặp vợ chồng là bà Gregory Makiko (Nhật) và ông Gregory Ted (Mỹ) đã đề nghị sẽ giúp đỡ tôi nếu tôi có ước mơ trở thành ca sỹ ngoại quốc hát tiếng Nhật ở đất nước mặt trời mọc. Vậy là một cuộc hợp tác bắt đầu, bà Makiko đã giúp tôi mở rộng quan hệ và có thêm nơi biểu diễn, ông Ted giúp tôi về chuyên môn vì ông ấy cũng làm việc liên quan đến âm nhạc. Sau này, tôi đi diễn rất nhiều nơi ở Nhật và được ủng hộ nhiệt tình, khán giả nghe xong đều đến bắt tay, xin chữ ký và muốn có album của tôi, tôi rất hạnh phúc vì điều đó.

Q: Vậy mối duyên nào dẫn anh đến với sự hợp tác cùng nhạc sỹ Quốc Bảo trong album Diễm xưa?

HT: Không biết từ đâu, bà Makiko có album Tales của nhạc sỹ Quốc Bảo và đã chủ động liên lạc với nhạc sỹ Quốc Bảo để giúp tôi thực hiện một album nhạc tại Việt Nam, đồng thời để giới thiệu tại thị trường Nhật Bản. Lúc đầu, tôi chỉ muốn làm một album hoàn toàn nhạc Trịnh Công Sơn vì tôi thích album một màu và người Nhật cũng rất thích nhạc Trịnh. Tuy nhiên, bà Mokiko đề nghị là tôi nên hát một số bài khác nữa để khi giới thiệu với các công ty âm nhạc ở Nhật, người ta có thể nghe tôi hát nhiều ca khúc màu sắc khác nhau thay vì chỉ một style. Tôi bảo lưu kết quả học tập và về nước bắt đầu làm album với nhạc sỹ Quốc Bảo từ tháng 10/2005.

Album Diễm xưa của tôi gồm 3 phần: tiếng Nhật, song ngữ Nhật – Việt và tiếng Việt. Mỗi phần gồm 4 bài. 4 ca khúc của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn và hai bài của nhạc sỹ Quốc Bảo, tôi viềt lại bằng tiếng Nhật, 3 bài tôi tự sáng tác và 2 ca khúc có xuất xứ từ Nhật.

Q: Anh tâm đắc với ca khúc nào trong album? Anh có e ngại về kỹ thuật thanh nhạc không chuyên của mình?

HT: Tôi thích nghe mình hát Diễm xưa, Đảo ca và Ru em từng ngón xuân nồng nhất, mong rằng sẽ có nhiều người thích các ca khúc này. Về nước thu âm, biết là mình còn yếu về kỹ thuật nên tôi có theo học với thầy Trần Hiếu. Thầy nói rằng điểm mạnh của tôi là hát nhiều cảm xúc chứ kỹ thuật thanh nhạc thì hầu như “bạch thanh”, được cái hát tự nhiên. Tôi về nước được 3 tháng thì hết 2 tháng bị viêm họng do thay đổi thời tiết, nhưng vì thời gian ở Việt Nam có hạn nên tôi buộc phải cố gắng thu âm trong điều kiện sức khỏe không tốt. Nếu bây giờ được thu lại, chắc chắn tôi sẽ hát tốt hơn, nhất là cách rung giọng.

Q: Sau album này, anh có dự định gì tiếp theo cho sự nghiệp âm nhạc của mình?

HT: Nếu điều kiện cho phép, tôi muốn thực hiện một album khoảng 12 bài gồm những ca khúc tiếng Việt do tôi tự sáng tác. Những bài tôi viết trong Diễm xưa đều trong sáng trẻ trung, các ca khúc tôi dự định hát trong vol.2 cũng sẽ có giai điệu dễ nghe, chú trọng đến cả giai điệu lẫn ca từ. Hiện tại, tôi có khoảng hơn 15 ca khúc tự sáng tác thể loại folk và trữ tình. Tôi cũng dự định làm một album nhạc Trịnh. Tôi yêu âm nhạc Trịnh từ khi học lớp 5, 6 mặc dù không hiểu gì cả, chỉ bị mê hoặc bởi giai điệu đẹp và giọng hát của Khánh Ly.

Tôi mong muốn trở thành ca sỹ Việt hát ca khúc tiếng Nhật thành công ở Nhật, muốn góp phần làm vững chắc chiếc cầu nối giữa hai nước Việt – Nhật. Nếu tiếng hát của tôi có thể giúp người Nhật biết đến đất nước Việt Nam nhiều hơn thì đó quả là một niềm hạnh phúc lớn. Tuy nhiên, tôi không còn trẻ và hiểu được bản chất của cuộc sống nên cũng không đặt nặng chuyện thành công hay thất bại. Điều làm tôi vui sướng với nghề ca sỹ là được đối đầu với một thử thách thú vị. Tôi sẽ làm hết mình để xem khả năng của mình đến đâu. Trước mắt tôi còn rất nhiều khó khăn, mong sẽ nhận được sự động viên của tất cả mọi người .

(http://www.giaidieuxanh.vietnamnet.vn/nhacviet/2006/02/543008/)

481 view




Bài viết liên quan

Các họa sĩ Manga của Nhật bản
05-06-2003
Nhật Bản hòa 2-2 trong trận giao hữu với Đức
31-05-2006
FUJIGOKO【富士五湖】- Vẻ đẹp kỳ vĩ của tạo hóa
15-05-2006

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Bài mới

    • Thi ảnh VYSA 2018: Tuyết hoa

      Thi ảnh VYSA 2018: Tuyết hoa

      27/04/2018
    • Thi ảnh VYSA 2018: Sắc Nhật

      Thi ảnh VYSA 2018: Sắc Nhật

      27/04/2018
    • Thi ảnh VYSA 2018: Dịu dàng Xuân

      Thi ảnh VYSA 2018: Dịu dàng Xuân

      27/04/2018
    • Thi ảnh VYSA 2018: Khi có em bên cạnh anh, mùa xuân của anh mới thật sự bắt đầu

      Thi ảnh VYSA 2018: Khi có em bên cạnh anh, mùa xuân của anh mới thật sự bắt đầu

      27/04/2018
    • Thi ảnh VYSA 2018: Cuộc gặp gỡ vào mùa xuân

      Thi ảnh VYSA 2018: Cuộc gặp gỡ vào mùa xuân

      27/04/2018
  • Bài viết ngẫu nhiên

    • Bí mật thành công của người Nhật tại Olympic Athens
      13/10/2004
    • Miss VYSA 2015|SBD:18
      16/12/2015
    • Huyền thoại về sự ra đời của Nhật Bản
      21/04/2005
    • Nhật Bản: Thặng dự thương mại nhờ xuất khẩu tăng
      08/05/2004
    • Phan Hữu Duy Quốc – sự lựa chọn cho đội tuyển Nhật Bản hay Việt Nam?
      13/04/2003
    • GIAO LƯU DOANH NGHIỆP TỈNH AICHI VÀ SEMPAI NGƯỜI VIỆT NAM 2014
      21/10/2014
  • Bài viết xem nhiều

    • Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Đại chiến Thế giới II

      2006-02-22 19227 view
    • miss_vysa-1

      Thông báo: MỞ ĐƠN ĐĂNG KÝ CUỘC THI Miss VYSA 2017

      2006-02-22 18964 view
    • EM BÉ VIỆT NAM HIỆN ĐANG SỐNG TẠI TỈNH CHIBA (NHẬT BẢN) MẤT TÍCH - ĐÃ BỊ SÁT HẠI

      2006-02-22 15840 view
    • Lợi ích và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO.

      2006-02-22 14940 view
    • ueno

      Phóng sự: Tôi đi "bia ôm" ở Nhật Bản

      2006-02-22 14376 view
    • romantic

      Bạn chọn đàn ông Việt Nam hay Nhật Bản?

      2006-02-22 11786 view
    • dat nuoc con nguoi_Nhat_Ban

      Một vài cảm nhận về Đất nước và con người Nhật bản

      2006-02-22 11432 view
    • Poster_missvysa

      SBD 63 - Nguyễn Hạnh Dung

      2006-02-22 9064 view
  • Theo dòng sự kiện

  • Tag cloud

    nhạc hội 2015 nguoi dep Việt Nam vysa VJSE Tokyo cầu lông văn nghệ ban thể thao Hoạt động thể thao từ thiện Vietnam week Nhật Bản và tôi cuộc sống vieclam Okayama vysacup VYSA JOB VYSA KANTO bong da Hanami VYSA Osaka Nhật Bản 2016 Tết VYSA nhật bản động đất Kumamoto quỹ học bổng sobauchi vysajob job dat nuoc va con nguoi Bhat Ban miss Vysa quyên góp nguoi viet jobhunting hoa hau VYSAN van hoa nhat ban niigata JOBFAIR Video contest giao duc TUẦN LỄ VĂN HÓA VIỆT NAM 2016
  • Find us on Facebook



    < >
    Copyright © Vysajp.org. All rights reserved.