• 日本語
  • Vysa Wiki
  • Liên hệ


  • Giới thiệu
    • Giới thiệu VYSA
    • Điều lệ VYSA
    • VYSAについて
  • VYSA toàn quốc
    • Hoạt động chung
    • VYSA APU
    • VYSA Fukuoka
    • VYSA Hokkaido
    • VYSA Kobe
    • VYSA Kyoto
    • VYSA Niigata
    • VYSA Okayama
    • VYSA Okinawa
    • VYSA Osaka
    • VYSA Sendai
    • VYSA Shiga
    • VYSA Tokai
  • VYSA Kanto
    • Giới thiệu VYSA Kanto
    • Ban chấp hành
    • Hoạt động thể thao
    • Hoạt động văn hoá
    • Thông tin & Học thuật
    • HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI
    • Quỹ Tấm lòng vàng
  • VYSAJOB
  • Học Bổng
  • Tình Nguyện
  • Sự kiện

Tin mới

Cuộc thi ảnh VYSA năm 2018: "Sắc xuân Việt- Nhật"

Tám thí sinh đã lọt vào vòng chung kết Miss VYSA 2017

CÙNG VYSA, ĐÓN TẾT XA NHÀ HẠNH PHÚC

Thông báo kết quả sử dụng nguồn quyên góp chương trình "Trái tim nơi xa - Tâm gửi quê nhà"

VYSA WINTER CUP 2017 - Khi lửa bóng đá bùng cháy trong giá lạnh

Home / Tin ngoài VYSA / Kiến thức về Nhật Bản / Chương IX : Shibusawa Ei-ichi: Thủy tổ của “chủ nghĩa tư bản Nhật” (Ⅱ)
 2012.6.1    VYSA 

Quyển Luận ngữ[11] mà Shibusawa Ei-ichi say mê đọc lúc sinh thời, đã được giới thiệu trong một chương trình TV của hệ thống truyền hình NHK. Ðó là một quyển Luận ngữ của giới Chu Tử học, có vẻ đã được đọc đi đọc lại, bị mòn rách tả tơi. Ảnh hưởng Chu Tử học đối với chủ nghĩa tư bản và sự hiện đại hóa Nhật Bản đã được đánh giá hoàn toàn khác nhau từ thập niên 1960 tới thập niên 1990.

Giới hạn của sáng kiến xuất phát từ “Luận ngữ”

Trước kia, người ta đã đặt câu hỏi tại sao châu Á không phát triển như châu Âu sau thời kỳ Phục hưng (Renaissance) và sau cuộc cách mạng công nghiệp, là vì ảnh hưởng xấu của Luận Ngữ. Theo Luận Ngữ, thì xã hội có những trật tự cố hữu có sức nặng bất biến, như quan hệ cha con, quan hệ vua tôi, quan hệ già trẻ, quan hệ nam nữ. Nghĩa là, cơ chế “hạ khắc thượng” lật đổ trật tự của thế gian là không tốt. “Hạ khắc thượng” thật ra có phần gần với chủ nghĩa dân chủ. Chẳng hạn ở thời Minh Trị hình như đã có tự điển dịch từ “Democracy” thành “Hạ khắc thượng.” Sự dạy bảo của Nho giáo lấy Luận ngữ làm trung tâm, không ưa sự lật ngược trật tự vốn có, cho nên đã cản trở sự phát triển và tiến bộ. Ðó là sự đánh giá âm đối với Luận ngữ.

Thế nhưng, từ khoảng những năm 1980 trở đi, Hàn Quốc, Ðài Loan, Singapore, Hong Kong đều phát triển nhanh chóng. Tiếp theo là các nước Ðông nam Á, rồi từ năm 1990 trở đi thì Trung Quốc cũng bắt đầu phát triển mạnh về kinh tế. Kết quả là, người ta đã thấy xuất hiện những từ vựng như “vùng văn hóa Nho giáo,” “vùng kinh tế Nho giáo,” nghĩa là người ta tìm cách trích ra từ Nho giáo những giá trị tinh thần như sự làm ăn cần cù. Nhất là “chủ tri chủ nghĩa” (sư coi trọng hiểu biết) của Chu tử học, chẳng phải đã gắn với chế độ gia đình tạo ra tinh thần hiếu học, tinh thần lao động nhiệt tâm đó sao? Nghĩa là người ta đã bắt đầu có sự đánh giá tích cực đối với Luận Ngữ.

Với ý nghĩa như trên, tư tưởng của Shibusawa Ei-ichi cũng phản ánh tư tưởng của Luận Ngữ (Nho giáo). Ðó là, một mặt thì gây dựng nhiều ngành nghề tiên tiến, đồng thời coi trọng trật tự và sự hòa hợp. Không như Iwasaki Yataro chủ trương “Dù là mấy trăm vạn, ta cũng gánh,” mà đằng này thì mỗi người bỏ ra một ít vốn, rồi lợi nhuận thì chia nhau đồng đều.

Tuy vậy, đối tượng của sự phân chia đồng đều này chỉ hạn chế ở giới thượng lưu của xã hội, tức là những người có khả năng xuất vốn. Chẳng hạn, huy động vốn từ những nhà hằng sản ở địa phương để lập ra ngân hàng quốc gia, góp vốn của các hào thương ở Tokyo và Osaka để lập ra công ty Vận tải Cộng đồng, nghĩa là thực hiện chủ nghĩa hòa hợp giai cấp thượng lưu dựa trên trật tự vốn có của giai cấp này. Ðiều này phải chăng cũng là tư tưởng kiểu Luận Ngữ?

Luận Ngữ một mặt thuyết: “Bất hoạn bần nhi hoạn bất quân, bất hoạn quả nhi hoạn bất an[12];” song mặt khác lại dạy phải duy trì trật tự vua là vua, tôi là tôi, “con vua thì lại làm vua, con người thày chùa vẫn quét lá đa.”

Ở thời Tokugawa, lúc ảnh hưởng của Chu tử học còn mạnh, cả mạc chúa, phiên chúa lẫn nông dân, có người còn nghèo rành rành, thế mà lại nói “không lo nghèo túng mà chỉ lo không được đồng đều,” thì rõ ràng là thời đó, bậc minh quân đã chỉ đi tìm “cái bình đẳng chiều dọc,” chứ không phải “cái bình đẳng chiều ngang.”

Trong các loại bình đẳng, có “bình đẳng về cơ hội” và “bình đẳng về kết quả.” Ví dụ, ai ai cũng dự thi tuyển sinh được, ai ai cũng có thể ra ứng cử nghị viên được, ai ai cũng có thể buôn bán tự do được. Ðây là sự “bình đẳng về cơ hội.”

Thế nhưng, nếu duy trì sự “bình đẳng về cơ hội” thì thế nào cũng có người đậu kẻ rớt, thế nào cũng có người đắc cử và người thất cử, thế nào cũng có công ty làm ăn phát đạt và công ty phá sản. Nghĩa là, kết quả ắt phải là bất bình đẳng. Cái “bình đẳng” được tôn dương trong phiêu ngữ cách mạng Pháp hay trong bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ, Tự do – Bình đẳng – Bác ái, là cái bình đẳng như vậy.

Ðối lại với cái bình đẳng trên, Luận Ngữ thuyết giảng cái “bình đẳng về kết quả.” Trong cái “bình đẳng về kết quả,” lại có “bình đẳng chiều dọc” và “bình đẳng chiều ngang.”

Thời mạc phủ Tokugawa thì không có “bình đẳng chiều ngang.” Mạc chúa và nông dân, cha và con, nam và nữ, tất cả đều không bình đẳng, và cũng không thấy có tư tưởng cách mạng nào đòi thay đổi tình trạng ấy. Vậy sao lại nói “không lo nghèo túng mà lo không đồng đều?” Ðây là ý muốn thực hiện sự “bình đẳng chiều dọc.”

Cụ thể hơn là ví dụ sau.

Ở một thời điểm nào đó, thu nhập và tài sản của mỗi người dân đều không còn sai lệch lớn lao nữa, thì lúc đó có thể nói là sự “bình đẳng chiều ngang” đã thực hiện được. Nhưng, đối lại, 30 năm trước một người lính trơn bây giờ vẫn là lính trơn, 20 năm trước một nhóm tốt nghiệp đại học cùng vào làm cho công ty, nếu nay tất cả đều đã trở thành chủ nhiệm bộ môn thì sự “bình đẳng chiều dọc” đã được thực hiện trong nhóm đó.

Một người trong đám phiên chúa 30 năm trước nay đã trở thành lính trơn. Ngược lại, một người trong đám lính trơn 30 năm trước nay đã trở thành phiên chúa. Dù cho mỗi trường hợp như vậy đều có lý do chính đáng xui khiến ra, nhưng đây là sự “bất bình đẳng chiều dọc.”

Cái mà Luận Ngữ đi sâu vào, chính là “chủ nghĩa bình đẳng chiều dọc.” Nhật Bản ngày nay cũng đang có “chủ nghĩa bình đẳng chiều dọc” rất mạnh.

Chẳng hạn, nhà nông trồng lúa thì được bảo hộ, được chăm sóc, sao cho suốt đời có thể chuyên tâm vào trồng lúa. Không chừng người này bỏ nghề trồng lúa, quay sang xây chung cư lại có thể trở nên giầu hơn. Thế nhưng, mỗi người thấy an tâm hơn nếu mỗi người cứ giữ nghề trước. Nghĩa là người ta sẽ xin được bảo hộ để có thể tiếp tục làm nghề trồng lúa.

Ở công sở hay ở xí nghiệp tư, cơ chế thứ tự thâm niên chính là để duy trì sự “bình đẳng chiều dọc.” Những người cùng thế hệ gia nhập công ty, thì đều được đồng loạt thăng lên làm trưởng phòng, chẳng hạn. Ðây chính là hai mặt phải và trái của chủ nghĩa hòa hợp kiểu Shibusawa. Cái đó đã phát triển thành “chủ nghĩa quan dân đề huề” ngày nay vậy.

Chủ nghĩa “bình đẳng chiều dọc” không làm cho xã hội phát triển. Duy trì cơ chế này là nền “chính trị đố kỵ.” Xét điểm này, ta thấy Luận Ngữ cũng có hạn chế, và như vậy, chủ nghĩa hòa hợp kiểu Shibusawa cũng có hạn chế.

Nhật Bản trong thời đại Heisei (Bình Thành, niên hiệu hiện nay của Nhật Bản) có thể vượt lên trên “Shibusawa” được không? Có thể vứt bỏ hẳn “Shibusawa” được không? Ðây là vấn đề lớn, quan trọng, có tính cách quyết định sự thành bại của sự cải cách hành chính.

——————————————————————————–

[1] “Tài đoàn” là từ Nhật bản, đọc âm Việt, dùng để dịch từ Foundation của Anh ngữ, hay Fondation của Pháp ngữ. Ðây là một loại hình pháp nhân tài chính được thành lập dưới sự giám sát của chính phủ để hoạt động cho một mục đích nhất định, như từ thiện, học thuật, nghệ thuật,… Một tổ chức như vậy được lập ra để quản lý một tài sản lớn, thường là của một cá nhân đã cúng cho mục đích đó. Ford Foundation là một trường hợp điển hình ở Mỹ. Tài đoàn Ford này đã tài trợ nhiều chương trình văn hóa xã hội tại Việt Nam. Ở Việt Nam chưa thấy có những tổ chức nào tương tự. Ở Trung Quốc cũng chưa thấy có những tổ chức như vậy. Ở Rossia (Nga) có Gorbachev Foundation. Tuy nhiên, tiếng Hoa đã du nhập từ “tài đoàn” của tiếng Nhật. Quyển Hán Việt Từ Ðiển Hiện Ðại, Nhà Xuất Bản Thế Giới, trang 84, có sưu tập từ này, tuy nhiên đã giải thích sai lầm với nghĩa xấu là “tập đoàn tư sản cỡ bự, trùm tư bản.” Ở VN, Foundation có được dịch là Quỹ, tức là lẫn lộn với Fund.

[2] “Phe phen” là dịch ý từ “Dangô (Ðàm hợp)” của Nhật Bản. “Ðàm hợp” có nghĩa là “thỏa hiệp ngầm,” “sắp xếp ngầm” giữa các nhà thầu trước khi tham gia đấu thầu, vừa để chia nhau những gói thầu, đồng thời để tự mình định mức giá thầu.

[3] Ở ngay chính trung tâm Tokyo, trước nhà ga Shinjuku, người ta cũng thấy có ngân hàng mang bảng hiệu Ngân Hàng 101.

[4] Viết tắt của Keizai Dantai Rengokai, tức là Hội liên hiệp doanh nghiệp, tức là hội đoàn của tất cả các xí nghiệp kinh doanh của miền Ðông Nhật Bản.
[5] Viết tắt của Kansai Keizai Dantai Rengokai, tức là tổ chức tương tự như Keidanren (xem lời chú ngay trên) ở miền Tây Nhật Bản.
[6] Hình thức samurai ở thôn quê, chứ không phải samurai ở thành thị. Sống bằng nghề nông nhưng được hưởng một số đặc quyền của giai cấp samurai.

[7] Tên bốn dòng họ chủ của bốn nhóm tài phiệt Nhật Bản, tức là Mitsubishi, Mitsui, Yasuda và Sumitomo. Những nhóm tài phiệt này đều là những tập thể doanh nghiệp bao trùm hàng mấy trăm xí nghiệp lớn, từ ngân hàng tới các công ty sản xuất công nghiệp nặng nhẹ, công ty xây dựng, công ty vận chuyển đường thủy đường bộ, v.v.. Sau khi Nhật Bản thua trận Chiến tranh thế giới lần thứ hai rồi, tất cả các nhóm tài phiệt đã bị giải thể. Thế nhưng trên thực chất, những xí nghiệp trong cùng một nhóm tài phiệt xưa, ngày nay vẫn còn có quan hệ khá mật thiết với nhau trên phương diện kinh doanh.

[8] “Thuyên chuyển từ trên xuống dưới” là dịch nghĩa từ “amakudari (từ trên trời xuống),” một hình thức xử lý nhân sự theo đó một nhân viên của một cơ quan chính quyền thuyên chuyển xuống làm cho một công ty trực thuộc cơ quan chính quyền đó hoặc một công ty tư nhân có liên hệ với cơ quan chính quyền đó, hay một nhân viên của công ty mẹ thuyên chuyển xuống làm cho một công ty con hoặc công ty cháu.

[9] Chế độ làm thuê ở Nhật Bản cơ bản làm suốt đời, nghĩa là cho tới khi người làm thuê về hưu. Tuy nhiên, cấu tạo nhân sự của mỗi công ty, mỗi cơ quan đều theo hình chóp (hình kim thự tháp, hình pyramid), nghĩa là càng lên cao thì số địa vị càng ít đi. Vì thế, một số nhân viên trung niên và cao niên trong công ty mẹ, sẽ không có cơ hội tiến thân. Ðể giải quyết tình trạng này, người ta đã lập ra những công ty con và công ty cháu, tức là tăng thêm cơ hội cho những nhân viên trung niên và cao niên đó thuyên chuyển xuống giữ địa vị cao hơn địa vị đáng lẽ của họ ở công ty mẹ.

[10] Như đã nói ở Chú thích ngay trên, chế độ nhân sự gọi là “thuyên chuyển từ trên xuống” một phần là để giải quyết những vấn đề nhân sự khúc mắc của cơ quan chủ quản. Những cơ quan này ôm đồm nhiều công chức trung niên và cao niên nhưng không có cơ hội thăng tiến nữa. Những người như vậy ăn lương cao nhưng không làm công việc tương xứng với đồng lương. Những gánh nặng như vậy, cơ quan chủ quản sẽ tìm cách bán khoán cho những công ty có quan hệ. Ở công ty họ được thuyên chuyển xuống, họ cũng sẽ không có việc làm tương xứng mà sẽ chỉ “ngồi chơi sơi nước.” Tiếng Nhật gọi họ là “bọn ngồi bên song cửa,” nguyên văn là Mado Giwa Zoku.

[11] Luận Ngữ là một sách trong Tứ Thư (Ðại Học, Trung Dung, Luận Ngữ và Mạnh Tử) của Nho giáo.

[12] Nghĩa là: “Không lo nghèo túng mà lo không đồng đều, không lo vắng người mà lo không yên ổn.” Câu này trích trong Thiên 16, Quí Thị, là lời đức Khổng tử nói với một học trò tên là Nhiễm Hữu.

Đón đọc phần trước: Chương VIII : Okubo Toshimichi-Người dựng nên “chế độ quan liêu (công chức)” (Ⅱ)

Nguồn: http://www.erct.com

Bài viết được dịch giả cho phép đăng tại trang chính VYSA. Nghiêm cấm sao chép, đăng tải trên các trang web khác khi chưa có sự đồng ý của dịch giả Đặng Lương Mô.

310 view




Bài viết liên quan

Nagasaki, cửa ngõ du nhập văn hóa phương Tây của Nhật bản
15-02-2004
Cưới hỏi ở Nhật Bản
27-02-2004
Y tế tại Nhật Bản
27-02-2004

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Bài mới

    • Cuộc thi ảnh VYSA năm 2018: “Sắc xuân Việt- Nhật”

      Cuộc thi ảnh VYSA năm 2018: “Sắc xuân Việt- Nhật”

      21/03/2018
    • TẾT VYSA 2018 – Tết Việt Nam ấm áp giữa lòng Tokyo lạnh giá

      TẾT VYSA 2018 – Tết Việt Nam ấm áp giữa lòng Tokyo lạnh giá

      16/01/2018
    • Tám thí sinh đã lọt vào vòng chung kết Miss VYSA 2017

      Tám thí sinh đã lọt vào vòng chung kết Miss VYSA 2017

      07/01/2018
    • SBD 08 – Nguyễn Hồng Nhung

      SBD 08 – Nguyễn Hồng Nhung

      29/12/2017
    • SBD 12 – Ngô Thị Linh

      SBD 12 – Ngô Thị Linh

      29/12/2017
  • Bài viết ngẫu nhiên

    • Hàng Nhật mất ưu thế ở Ấn Độ
      30/09/2003
    • Nhật chi hàng tỷ yên để sản xuất chất dẻo từ gạo
      17/08/2003
    • Lời mời tham dự Lễ hội Việt Nam 2008
      17/09/2008
    • Lễ Hội Việt Nam “Việt Nam – Nhật Bản Tay trong tay”
      12/06/2015
    • Cơm có thịt từ Nhật Bản - Danh sách Mạnh Thường Quân và báo cáo thu chi
      15/11/2012
    • 「再びの出会い 二つの国の雅楽」チラシ
      05/08/2013
  • Bài viết xem nhiều

    • Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Đại chiến Thế giới II

      2006-06-28 19185 view
    • miss_vysa-1

      Thông báo: MỞ ĐƠN ĐĂNG KÝ CUỘC THI Miss VYSA 2017

      2006-06-28 18948 view
    • EM BÉ VIỆT NAM HIỆN ĐANG SỐNG TẠI TỈNH CHIBA (NHẬT BẢN) MẤT TÍCH - ĐÃ BỊ SÁT HẠI

      2006-06-28 15830 view
    • Lợi ích và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO.

      2006-06-28 14902 view
    • ueno

      Phóng sự: Tôi đi "bia ôm" ở Nhật Bản

      2006-06-28 14330 view
    • romantic

      Bạn chọn đàn ông Việt Nam hay Nhật Bản?

      2006-06-28 11759 view
    • dat nuoc con nguoi_Nhat_Ban

      Một vài cảm nhận về Đất nước và con người Nhật bản

      2006-06-28 11302 view
    • Poster_missvysa

      SBD 63 - Nguyễn Hạnh Dung

      2006-06-28 9043 view
  • Theo dòng sự kiện

  • Tag cloud

    bong da từ thiện Việt Nam Nhật Bản và tôi vysa VYSAN 2015 job nhật bản ban thể thao quỹ học bổng Tokyo hoa hau nhạc hội Video contest quyên góp 2016 Okayama van hoa nhat ban nguoi dep jobhunting văn nghệ cuộc sống Vietnam week vieclam Hanami VYSA Osaka động đất Kumamoto niigata nguoi viet TUẦN LỄ VĂN HÓA VIỆT NAM miss Vysa cầu lông JOBFAIR giao duc Hoạt động thể thao VJSE Nhật Bản 2016 dat nuoc va con nguoi Bhat Ban VYSA KANTO VYSA JOB sobauchi vysajob vysacup Tết VYSA
  • Find us on Facebook



    < >
    Copyright © Vysajp.org. All rights reserved.