• 日本語
  • Vysa Wiki
  • Liên hệ


  • Giới thiệu
    • Giới thiệu VYSA
    • Điều lệ VYSA
    • VYSAについて
  • VYSA toàn quốc
    • Hoạt động chung
    • VYSA APU
    • VYSA Fukuoka
    • VYSA Hokkaido
    • VYSA Kobe
    • VYSA Kyoto
    • VYSA Niigata
    • VYSA Okayama
    • VYSA Okinawa
    • VYSA Osaka
    • VYSA Sendai
    • VYSA Shiga
    • VYSA Tokai
  • VYSA Kanto
    • Giới thiệu VYSA Kanto
    • Ban chấp hành
    • Hoạt động thể thao
    • Hoạt động văn hoá
    • Thông tin & Học thuật
    • HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI
    • Quỹ Tấm lòng vàng
  • VYSAJOB
  • Học Bổng
  • Tình Nguyện
  • Sự kiện

Tin mới

Cuộc thi ảnh VYSA năm 2018: "Sắc xuân Việt- Nhật"

Tám thí sinh đã lọt vào vòng chung kết Miss VYSA 2017

CÙNG VYSA, ĐÓN TẾT XA NHÀ HẠNH PHÚC

Thông báo kết quả sử dụng nguồn quyên góp chương trình "Trái tim nơi xa - Tâm gửi quê nhà"

VYSA WINTER CUP 2017 - Khi lửa bóng đá bùng cháy trong giá lạnh

Home / Tin ngoài VYSA / Khoa học & Giáo dục / Đông Du – Thế hệ lưu học sinh Việt Nam đầu tiên tại Nhật
 2012.3.22    VYSA 
Cách đây ngót một thế kỷ, đã từng có những lưu học sinh Việt Nam đến nước đất nước Nhật Bản. Dù chưa được học đến nơi đến chốn, có thể nói họ là lứa học sinh Việt Nam đầu tiên trong lịch sử du học ở Nhật, và số phận của họ cũng có nhiều điều rất đặc biệt, gắn với cả một giai đoạn lịch sử của dân tộc Việt Nam.


Bối cảnh phong trào Đông Du

Phong trào Đông Du – tức du học sang Nhật – là một trong các sách lược cách mạng mà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu khởi xướng và tổ chức thực hiện. Những năm đầu thế kỷ 20, trước sự suy yếu dần của phong trào Cần Vương sau khi Phan Đình Phùng mất, và những cuộc khởi nghĩa khác đêu bị đàn áp, không thành công, cụ Phan đã nghĩ đến sách lược mượn viện trợ ngoại bang để đánh đuổi ngoại xâm. Và nước mà cụ nghĩ đến chính là Nhật Bản. Có lẽ trong thâm tâm, cụ nghĩ Nhật cũng là cùng giống da vàng như ta, hơn nũa Nhật vừa giành chiến thắng trong cuộc chiến Nga-Nhật. Thế là vào năm 1905, được sự ủng hộ của các đồng chí, cụ Phan đã lên tàu giả làm thương nhân qua Tàu rồi sang Nhật. Đến Nhật, qua giới thiệu của Lương Khải Siêu, cụ Phan đã được tiếp kiến các chính khách Nhật như Okuma Shigenobu và Inukai Tsuyoshi. Mục tiêu đặt ra ban đầu của cụ Phan là cầu viện về quân sự. Thế nhưng, thực chất Nhật Bản thời bấy giờ tiềm lực quân sự không thuộc hàng hùng mạnh trên thế giới, chiến thắng của họ vói Nga phần nhiều là do Anh và Mỹ hỗ trợ. Các chính khách Nhật không thể nói ra điểm yếu của họ, và rồi họ khuyên cụ nên chuyển sang hướng gửi thanh niên sang Nhật học hỏi và chờ đợi thời cơ. Cụ Phan về nước vận động, và năm sau, 1906, nhiều thanh niên Việt Nam đã sang Nhật, cùng với Kỳ ngoại Hầu Cường Để – sang Nhật với tư cách là người hoàng tộc để tiện bề giao tế. Cụ Phan còn về nuớc lần nữa cuối năm 1906 và sang Nhật lại đầu năm 1907.

Các lưu học sinh Đông Du

Hưởng ứng lời kêu gọi của cụ Phan Bội Châu, đã có khoảng trên 200 thanh niên Việt Nam sang Nhật trong phong trào Đông Du. Họ được nhận vào học ở Chấn Võ Học Hiệu (Seijo Gakko) và Đồng Vạn Thư Viện (Dobunshoin). Trong số họ, chỉ một số ít là những người đã từng tham gia hoạt động cùng với cụ Phan trong nước như Trần Đông Phong, Lương Ngọc Quyến. Nhiều người là con cháu của các nhà giàu có ở vùng Sài Gòn – Lục Tỉnh, những người đã ủng hộ tài chính cho phong trào Cần Vương trước đó. Đa số các lưu học sinh lúc ấy còn rất trẻ, có nhiều người tuổi đời mới 13-15. Cuộc sống của đa số họ ở Nhật rất vất vả, có người phải xin ăn trong thời gian mới sang chưa gặp được cụ Phan. Một ngưòi nhận được tin cha mất nhưng không đủ tiền về dự tang, đã nén lòng trong mấy câu than:
Buồn biết bao, căm tức biết bao, nợ nam nhi chưa trả chút gì, bốn biển mênh mang, mây bạc trông về nhà có mẹ,
Khóc cũng vậy, tiếc thương cũng vậy, nghĩa trung hiếu giữ sao cho trọn, non sông biến đổi, giống vàng còn lại nước là cha.

Thời gian du học ngắn ngủi

Năm 1907, Nhật ký kết với Pháp một hiệp ước, theo đó, Nhật được hưởng một số quyền lợi kinh tế, với điều kiện phải trục xuất các nhà cách mạng và thanh niên Việt Nam. Thế là chính phủ Nhật đã ra lệnh trục xuất tất cả người Việt ra khỏi lãnh thổ, kể cả cụ Phan và Kỳ ngoại hầu Cường Để. Thậm chí, người Nhật còn mật báo với phía Pháp để phục bắt hoàng thân Cường Để khi vừa ra khỏi hải phận Nhật. Như vậy, cho đến năm 1908, không còn một lưu học sinh nào của Đông Du ở trên đất Nhật. Những người đến Nhật sau 1908 không thuộc lứa Đông Du, mà đi theo những con đường khác, mục đích khác; ví dụ, Lê Văn Quý, Đỗ Vạng Lý, Lương Định Của, Đặng Văn Ngữ… đi du học theo chương trình trao đổi giữa Pháp và Nhật từ những năm 1918-1919.

“Hậu vận” khác nhau của các lưu học sinh Đông Du

Số phận sau này của các lưu học sinh Đông Du cũng khá đa dạng: đa số sau này về nước, trở thành những nhà yêu nước tiếp tục chống Pháp; một số trở lại chốn quan trường; một số quay ngược cộng tác với thực dân; một số ít sống lưu vong trên đất Trung Quốc…

Trong nhóm đầu tiên, điển hình là Hoàng Trọng Mậu và Lương Ngọc Quyến. Cùng với Trần Đông Phong, họ là 3 du học sinh ưu tú, văn võ toàn tài, từng đựoc ví là “3 cọp Đông Du”. Hoàng Trọng Mậu về sau là thủ lĩnh của Quang phục quân – lực lượng vũ trang của Việt Nam Quang phục hội do cụ Phan thành lập năm 1912 ở Trung Quốc. Ông đã bị giặc Pháp bắt được trong một trận đánh, và nổi tiếng với câu đối trước pháp trường:
Ái quốc hà cô, duy hữu tinh thần nhi bất tử
Xuất sư vi tiệp, nhẫn tương tâm sự phó lai sinh.
(Dịch nghĩa: Yêu nước có tội gì, duy có tinh thần là sống mãi
Ra quân không thắng trận, nỗi niềm tâm sự gửi đời sau)

Lương Ngọc Quyến trong một lãnh đạo nghĩa quân tấn công Pháp đã bị bắt. Giặc rất khiếp sợ ông, như sợ cọp, chúng khoan vào vai phải ông một lỗ lớn để xích ông. Sau đó ông được Quang phục quân giải thoát, và trong lúc đang đau, ông vẫn yêu cầu 2 nghĩa quân cáng ông ra trận để đôn đốc chỉ huy đánh Pháp.

Trong số những lưu học sinh Đông Du đã đi ngược lại lý tưởng để hợp tác với Pháp có Nguyễn Thượng Huyền (cháu cụ Nguyễn Thượng Hiền) – người mà cụ Phan Bội Châu ngờ là đã bán cụ cho Pháp, Phan Bá Ngọc, Nguyễn Bá Trác (hay Nguyễn Phong Di) – người đã chỉ điểm cho Pháp bắt nhiều bạn Đông Du cũ.
Một số ít lưu vong và ở lại hẳn, trở thành công dân hay sĩ quan Trung Quốc thời đó, điển hình như Nguyễn Hải Thần (sỹ quan trong quân đội Tưởng Giới Thạch).

Tóm lại, phong trào Đông Du bên cạnh ý nghĩa là một sự kiện lịch sử dân tộc gắn với quá trình hoạt động cách mạng của nhà yêu nước Phan Bội Châu đầu thế kỷ 20, còn có thể coi như là cột mốc đầu tiên của việc du học nước ngoài của thanh niên học sinh Việt Nam, ít nhất là sang Nhật. Những người đang du học trên xứ sở Phù Tang ngày nay cũng đang theo đuổi mục tiêu chiến đấu với cái nghèo và lạc hậu, và rõ ràng họ có nhiều may mắn hơn cha ông nhiều. Mong sao họ xứng đáng là con cháu của các bậc tiền bối như Lương Ngọc Quyến, Hoàng Trọng Mậu…

DONHAT
Sưu tầm và biên tập

528 view




Bài viết liên quan

Vấn đề sức khỏe đàn ông cô đơn tuổi 30
05-04-2005
Những sản phẩm mới, độc đáo của Nhật
18-07-2004
Kỷ niệm đời thường về nhà khoa học Lương Định Của (phần 2)
03-04-2003

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Bài mới

    • Cuộc thi ảnh VYSA năm 2018: “Sắc xuân Việt- Nhật”

      Cuộc thi ảnh VYSA năm 2018: “Sắc xuân Việt- Nhật”

      21/03/2018
    • TẾT VYSA 2018 – Tết Việt Nam ấm áp giữa lòng Tokyo lạnh giá

      TẾT VYSA 2018 – Tết Việt Nam ấm áp giữa lòng Tokyo lạnh giá

      16/01/2018
    • Tám thí sinh đã lọt vào vòng chung kết Miss VYSA 2017

      Tám thí sinh đã lọt vào vòng chung kết Miss VYSA 2017

      07/01/2018
    • SBD 08 – Nguyễn Hồng Nhung

      SBD 08 – Nguyễn Hồng Nhung

      29/12/2017
    • SBD 12 – Ngô Thị Linh

      SBD 12 – Ngô Thị Linh

      29/12/2017
  • Bài viết ngẫu nhiên

    • VYSA trao tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt
      28/01/2010
    • FC Đông Du vô địch giải bóng đá VYSA Cup 2008 - Vùng Kanto
      04/06/2008
    • Bằng tiến sĩ, thạc sĩ giá rẻ - Chất lượng tới đâu?
      05/08/2003
    • Chén trà vun đắp tình hữu nghị Việt - Nhật
      19/09/2003
    • Tương quan văn hóa Nhật Việt ( Phần cuối )
      04/08/2004
    • Hợp tác Việt-Nhật phát triển nguồn nhân lực ngành CNTT
      15/07/2004
  • Bài viết xem nhiều

    • Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Đại chiến Thế giới II

      2003-07-12 19185 view
    • miss_vysa-1

      Thông báo: MỞ ĐƠN ĐĂNG KÝ CUỘC THI Miss VYSA 2017

      2003-07-12 18948 view
    • EM BÉ VIỆT NAM HIỆN ĐANG SỐNG TẠI TỈNH CHIBA (NHẬT BẢN) MẤT TÍCH - ĐÃ BỊ SÁT HẠI

      2003-07-12 15830 view
    • Lợi ích và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO.

      2003-07-12 14902 view
    • ueno

      Phóng sự: Tôi đi "bia ôm" ở Nhật Bản

      2003-07-12 14331 view
    • romantic

      Bạn chọn đàn ông Việt Nam hay Nhật Bản?

      2003-07-12 11759 view
    • dat nuoc con nguoi_Nhat_Ban

      Một vài cảm nhận về Đất nước và con người Nhật bản

      2003-07-12 11304 view
    • Poster_missvysa

      SBD 63 - Nguyễn Hạnh Dung

      2003-07-12 9043 view
  • Theo dòng sự kiện

  • Tag cloud

    VJSE niigata hoa hau miss Vysa Nhật Bản 2016 từ thiện quỹ học bổng nguoi dep VYSAN 2015 job vysacup vysa VYSA JOB vieclam động đất Kumamoto Việt Nam nguoi viet VYSA Osaka dat nuoc va con nguoi Bhat Ban Okayama jobhunting Vietnam week cuộc sống van hoa nhat ban Tết VYSA Hanami VYSA KANTO ban thể thao nhạc hội Video contest bong da giao duc JOBFAIR Hoạt động thể thao cầu lông vysajob Tokyo quyên góp TUẦN LỄ VĂN HÓA VIỆT NAM văn nghệ 2016 sobauchi nhật bản Nhật Bản và tôi
  • Find us on Facebook



    < >
    Copyright © Vysajp.org. All rights reserved.