• 日本語
  • Vysa Wiki
  • Liên hệ


  • Giới thiệu
    • Giới thiệu VYSA
    • Điều lệ VYSA
    • VYSAについて
  • VYSA toàn quốc
    • Hoạt động chung
    • VYSA APU
    • VYSA Fukuoka
    • VYSA Hokkaido
    • VYSA Kobe
    • VYSA Kyoto
    • VYSA Niigata
    • VYSA Okayama
    • VYSA Okinawa
    • VYSA Osaka
    • VYSA Sendai
    • VYSA Shiga
    • VYSA Tokai
  • VYSA Kanto
    • Giới thiệu VYSA Kanto
    • Ban chấp hành
    • Hoạt động thể thao
    • Hoạt động văn hoá
    • Thông tin & Học thuật
    • HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI
    • Quỹ Tấm lòng vàng
  • VYSAJOB
  • Học Bổng
  • Tình Nguyện
  • Sự kiện

Tin mới

Bình chọn cuộc thi ảnh VYSA 2018: Sắc Xuân Việt- Nhật

Cuộc thi ảnh VYSA năm 2018: "Sắc xuân Việt- Nhật"

Tám thí sinh đã lọt vào vòng chung kết Miss VYSA 2017

CÙNG VYSA, ĐÓN TẾT XA NHÀ HẠNH PHÚC

Thông báo kết quả sử dụng nguồn quyên góp chương trình "Trái tim nơi xa - Tâm gửi quê nhà"

Home / Công tác Lưu học sinh / Du học Nhật Bản
 2016.12.13    Tống Hòa 

Tổng quan

Theo tổ chức học sinh sinh viên Nhật Bản (独立行政法人日本学生支援機構), Tính đến tháng 5 năm 2015, tổng số sinh viên, học sinh Quốc Tế tại Nhật Bản là 208,379 người

5 đất Nước có số du học sinh cao nhất tại Nhật

   Người  Tăng ↑/ Giảm↓
Trung Quốc 94,111 – 288 : 0.3%↓
Việt Nam  38,882  12,443 : 47.1%↑
Nepal  16,250  5,802 : 55.5%↑
 Hàn Quốc  15,279  – 498 : 3.2%   ↓
Đài Loan  7,314  1,083 : 17.4%↑

 

Nhật Bản đã có lịch sử tiếp nhận sinh viên nước ngoài trên 100 năm. Tại thời điểm năm 2002 có 95.550 sinh viên từ 160 nước và khu vực đang học tại các cơ sở đào tạo ở Nhật Bản, gần với con số 100.000 sinh viên quốc tế trong kế hoạch do Chính phủ đề ra năm 1983. Số lượng này sau một thời gian chững lại trong thập niên 1990 đã tăng trở lại một phần nhờ chính sách mở rộng tiếp nhận sinh viên du học của Chính phủ Nhật.

Trên 90% sinh viên đến từ châu Á trong đó hơn một nửa là sinh viên Trung Quốc, tiếp theo là Hàn Quốc và Đài Loan. Chỉ có chưa đầy 10% sinh viên hưởng học bổng của Chính phủ Nhật Bản và hoặc Chính phủ nước mình, còn lại là các sinh viên theo các học bổng tư nhân và sinh viên du học tư phí.

Cùng với xu hướng quốc tế hóa, sự hiện diện của sinh viên nước ngoài tại các trường đại học hàng đầu của Nhật là khá rõ nét, đặc biệt trong các bậc học sau đại học. Sinh viên nhận được học bổng của Chính phủ Nhật hay chính phủ các nước, cũng như của các tổ chức quốc tế hay các quỹ học bổng tư nhân đều có xu hướng chọn các trường đại học hàng đầu tại các trung tâm đô thị lớn, nơi có điều kiện học tập và sinh hoạt ưu việt hơn. Tại các trường này, sinh viên quốc tế có thể sử dụng tiếng Anh để nghiên cứu và làm luận án khoa học, cũng như dự các tiết học được giảng bằng tiếng Anh. Một số trường thậm chí có chương trình dành riêng cho sinh viên quốc tế. Số lượng sinh viên nước ngoài tại vùng thủ đô Tokyo và các tỉnh lân cận chiếm khoảng 50% tổng số, trong khi tại Osaka và các tỉnh phụ cận chiếm khoảng 20%.

Mặt khác, cũng tồn tại không ít các trường đại học của Nhật Bản tìm mọi cách thu hút sinh viên nước ngoài vì mục đích kinh tế. Do số trường đại học tăng nhanh trong khi số học sinh tốt nghiệp phổ thông lại theo chiều hướng giảm, nhiều trường đại học tư lập ít danh tiếng tại các địa phương rơi vào tình trạng thiếu sinh viên trầm trọng. Để bù vào sự thiếu hụt sinh viên người Nhật, các trường này buộc phải tìm cách nhận sinh viên người nước ngoài, mà chủ yếu là sinh viên Trung Quốc. Thậm chí có trường tỉ lệ sinh viên Trung Quốc vượt trên 90% tổng số sinh viên theo học. Không ít sinh viên trong số này du học cũng đơn thuần vì mục đích kinh tế. Sau khi có được tư cách cư trú hợp pháp, họ tập trung làm thêm để kiếm tiền trả nợ và dành dụm tiền để trở về. Việc học tập được đặt xuống hàng thứ yếu.

Năm 2001, tỷ lệ sinh viên theo các ngành khoa học xã hội là 30,5%, khoa học nhân văn là 25,6%, kỹ thuật là 14,8%, còn lại là các ngành học khác.

Du học sinh Việt Nam

Du học sinh Việt Nam đã có mặt tại Nhật Bản từ cách đây ngót một thế kỷ. Trong các năm từ 1906 đến 1908, khoảng 200 sinh viên Việt Nam theo phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xướng đã tới Nhật dưới danh nghĩa sinh viên Trung Quốc. Những sinh viên này hầu hết học các kỹ năng quân sự để trở về tìm cách chống lại quân Pháp. Dù phong trào này tan rã chỉ sau 3 năm và chưa ai được học đến nơi đến chốn, có thể nói họ là lứa học sinh Việt Nam đầu tiên trong lịch sử du học ở Nhật. Số phận sau này của các lưu học sinh Đông Du cũng khá đa dạng: đa số sau này về nước, trở thành những nhà yêu nước tiếp tục chống Pháp như Hoàng Trọng Mậu và Lương Ngọc Quyến; một số trở lại chốn quan trường; một số quay ngược cộng tác với thực dân; một số ít sống lưu vong trên đất Trung Quốc.

Những người đến Nhật sau 1908 không thuộc lứa Đông Du, mà đi theo những con đường khác, mục đích khác; ví dụ, Lê Văn Quý, Đỗ Vạng Lý, Lương Định Của, Đặng Văn Ngữ… đi du học theo chương trình trao đổi giữa Pháp và Nhật từ những năm 1918-1919. Nhiều người trong số họ sau này đã trở về đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam.

Sau khi Việt Nam giành được độc lập, Nhật Bản đã cấp học bổng du học cho sinh viên miền Nam Việt Nam. Vào cuối những năm 1960, số lượng du học sinh từ miền Nam Việt Nam tới Nhật Bản tăng dần và đạt đỉnh cao vào các năm 1971-1972. Theo số liệu của Bộ Giáo dục Nhật Bản khi đó, sinh viên du học tư phí người Việt có khoảng 660 người, trong đó 350 người học tại các trường đại học tư và không nhận được một nguồn hỗ trợ nào từ chính phủ. Vậy nhưng chiến tranh ngày càng khốc liệt không những đã làm con số du học sinh nhanh chóng thuyên giảm, mà còn gây ra rất nhiều khó khăn cho những người đang theo học tại Nhật. Phần lớn những du học sinh trong thời kỳ này sau khi tốt nghiệp đã xin tị nạn ở một nước thứ ba và rời Nhật.

Sau khi Việt Nam thống nhất, số du học sinh Việt Nam tới Nhật chỉ nhỏ giọt cho tới năm 1988, khi Nhật mở lại các chương trình học bổng cho sinh viên bậc đại học, cao đẳng và sau đại học. Cũng từ thời gian này, bắt đầu xuất hiện lại hình thức du học tự túc. Sau đó, số du học sinh Việt Nam liên tục tăng cùng với sự phát triển quan hệ giữa hai nước. Theo thống kê của Chính phủ Nhật Bản, số sinh viên Việt Nam tại các trường Nhật Bản đã đạt 1.115 người vào năm 2002. Tính đến thời điểm hiện nay, ngoài số sinh viên đi học theo học bổng của Chính phủ hoặc xin được các học bổng của trường hoặc các tổ chức, số sinh viên đi học hoàn toàn tự túc tại Nhật Bản chưa nhiều.

Hiện nay, sinh viên Việt Nam có mặt tại hầu hết các trường đại học lớn tại Nhật Bản, tại các vùng từ Hokkaido, Tohoku ở phía bắc tới Kyushu, Okinawa ở phía Nam. Nhiều cộng đồng sinh viên đã được hình thành và vào tháng 11 năm 2001, Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản đã chính thức được thành lập.

655 view




Bài viết liên quan


Lời mời tham dự Hanami
25-03-2016

HỖ TRỢ ĐI LẠI CHO SỰ KIỆN VYSA JOBFAIR 10 – 16/4/2016
28-03-2016

Lễ hội Sakura ở quận Shibuya
16-04-2017

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Bài mới

    • Bình chọn cuộc thi ảnh VYSA 2018: Sắc Xuân Việt- Nhật

      Bình chọn cuộc thi ảnh VYSA 2018: Sắc Xuân Việt- Nhật

      26/04/2018
    • Cuộc thi ảnh VYSA năm 2018: “Sắc xuân Việt- Nhật”

      Cuộc thi ảnh VYSA năm 2018: “Sắc xuân Việt- Nhật”

      21/03/2018
    • TẾT VYSA 2018 – Tết Việt Nam ấm áp giữa lòng Tokyo lạnh giá

      TẾT VYSA 2018 – Tết Việt Nam ấm áp giữa lòng Tokyo lạnh giá

      16/01/2018
    • Tám thí sinh đã lọt vào vòng chung kết Miss VYSA 2017

      Tám thí sinh đã lọt vào vòng chung kết Miss VYSA 2017

      07/01/2018
    • SBD 08 – Nguyễn Hồng Nhung

      SBD 08 – Nguyễn Hồng Nhung

      29/12/2017
  • Bài viết ngẫu nhiên

    • Bí quyết vượt qua các khó khăn trong kinh doanh
      11/07/2004
    • Tháp Tokyo
      02/04/2005
    • SBD 28 - HOÀNG NGỌC THẢO CHI
      30/12/2015
    • VYSA với Vietnam Festival 2017 - Hẹn tỏa sáng, hẹn trái tim
      09/06/2017
    • Kinh nghiệm đổi mới hoạt động quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật B
      16/03/2005
    • Miss VYSA 2015| SBD:02
      16/12/2015
  • Bài viết xem nhiều

    • Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Đại chiến Thế giới II

      2009-10-08 19209 view
    • miss_vysa-1

      Thông báo: MỞ ĐƠN ĐĂNG KÝ CUỘC THI Miss VYSA 2017

      2009-10-08 18956 view
    • EM BÉ VIỆT NAM HIỆN ĐANG SỐNG TẠI TỈNH CHIBA (NHẬT BẢN) MẤT TÍCH - ĐÃ BỊ SÁT HẠI

      2009-10-08 15837 view
    • Lợi ích và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO.

      2009-10-08 14927 view
    • ueno

      Phóng sự: Tôi đi "bia ôm" ở Nhật Bản

      2009-10-08 14359 view
    • romantic

      Bạn chọn đàn ông Việt Nam hay Nhật Bản?

      2009-10-08 11773 view
    • dat nuoc con nguoi_Nhat_Ban

      Một vài cảm nhận về Đất nước và con người Nhật bản

      2009-10-08 11374 view
    • Poster_missvysa

      SBD 63 - Nguyễn Hạnh Dung

      2009-10-08 9056 view
  • Theo dòng sự kiện

  • Tag cloud

    Nhật Bản và tôi VJSE VYSA JOB Okayama 2015 sobauchi van hoa nhat ban vysacup 2016 từ thiện dat nuoc va con nguoi Bhat Ban bong da miss Vysa cuộc sống Việt Nam ban thể thao nhạc hội Vietnam week Tokyo vysa vieclam nguoi viet động đất Kumamoto vysajob văn nghệ giao duc nhật bản hoa hau Video contest Tết VYSA JOBFAIR jobhunting job quỹ học bổng nguoi dep Hanami Nhật Bản 2016 VYSA Osaka cầu lông VYSAN niigata VYSA KANTO Hoạt động thể thao TUẦN LỄ VĂN HÓA VIỆT NAM quyên góp
  • Find us on Facebook



    < >
    Copyright © Vysajp.org. All rights reserved.