Kamikaze


Kamikaze là phương tiện được sử dụng trong một hình thái chiến tranh đặc biệt mà người Nhật đã tiến hành khi cuộc Ðại Chiến thế giới lần thứ hai đang có chiều hướng bất lợi cho họ. Hàng ngàn chiến sĩ cảm tử Nhật đã lái máy bay có gài bom đâm thẳng vào các hàng không mẫu hạm, các tàu chiến của hải quân Mỹ và đã gây cho đối phương những tổn thất không nhỏ.Tuy nhiên tinh thần quả cảm của họ vẫn không cứu vãn được cơ đồ của chính quyền quân phiệt Nhật trong một cuộc chiến tranh mà phần chính nghĩa không thuộc về họ.

Một bước ngoặt trong cuộc chiến

Tháng 6 năm 1281,hoàng đế Mông Cổ thực hiện một cuộc viễn chinh hùng hậu chưa từng có để ‘trừng phạt’ nước Nhật vì đã không triều cống cho họ. Hơn 3000 chiếc thuyền đưa 160.000 lính Mông Cổ,Trung Quốc,Cao ly cập bến Kyushu và các đảo Takashima,Hirado,trong lúc lực luợng phòng thủ Nhật đang ở vào một tình thế vô cùng bất lợi.Tuy nhiên, một điều bất ngờ đã diễn ra: ngày 15 tháng 8 năm đó,một trận cuồng phong nổi lên,đánh dắm cả đội tàu Mông Cổ,giải thoát nuớc Nhật khỏi hoạ xâm lăng đã gần kề.Ngọn gió cứu tinh dó được người Nhật gọi là Kamikazé(ngọn gió của các vị thần). Sau này,nguời ta đọc thấy trong từ điển Petit Larousse từ Kamikazé với một nghĩa khác,dùng dể chỉ những chiếc máy bay hay những phi công cảm tử biến mình thành những quả bom sống để phá tan các hạm dội của dối phuong .

Trong những năm đầu thập niên 1940,khi hạm dội Mỹ khống chế Thái Bình Dương, những cuộc đụng độ Mỹ-Nhật thường xảy ra trên biển,điển hình là trận Trân Châu cảng ngày 7/12/1941 khiến lực lượng Mỹ bị tổn thất nặng nề.

Ðể thực hiện giấc mơ đưa cuộc chiến tranh dến tận đất Mỹ,người Nhật đã thả 9000 quả bong bóng có đường kính 10m,mang theo một hỗn hợp cháy nổ nặng 90kg,cho bay theo huớng gió về phía đông với vận tốc 300km/h và trên độ cao hon 10.000m.Khoảng 1000 quả bóng đã rơi trên dất Mỹ nhưng chỉ gây được những đám cháy không đáng kể.Vào lúc đơn vị 731 của tuớng Ishui Shiro đang nghiên cứu về một cuộc chiến tranh vi khuẩn,các kĩ sư Nhật nghĩ đến một loại ‘ngư lôi nguời’ có dây cháy chậm,do hai thợ lặn lén gắn vào vỏ tàu địch.Cuộc hành quân ngày 19/11/1944 với toán 5 ‘ngu lôi người’ dầu tiên được 3 chiếc tàu ngầm đưa dến dảo Ulithi bị thất bại.Tháng 1/1945,cuộc hành quân thứ 2 chống lại các tàu Mỹ ở đảo Guam cũng mang lại những kết quả hết sức khiêm tốn.Những kinh nghiệm đó buộc nguời Nhật phải nghĩ dến một phương sách hữu hiệu hơn..Truớc ưu thế về hải quân và không quân của Mỹ,Bộ tham mưu Nhật bắt dầu nghĩ dến những cuộc tấn công cảm tử dể tái lập thế quân bình lực lượng.Chỉ huy truởng căn cứ Nhật Tateyama gợi ý cho đô dốc Ito tổ chức và hợp thức hoá một chiến thuật như vậy.Ðề nghị không được đáp ứng nhưng nó đã len lỏi vào tâm trí mọi nguời.

Cuộc tấn công cảm tử phối hợp đầu tiên duợc tiến hành như một sáng kiến của phi công 9 chiếc máy bay Zero và 8 oanh tạc cơ xuất phát từ can cứ Iwo-Jima vào ngày 5/7/1944. Kết quả là 12 chiếc dã bị chiến đấu cơ của Mỹ bắn hạ,5 chiếc trở về đuợc căn cứ.Ngày 15/10/1944,Ðô dốc Masabumi Arima cùng một hạm đội nhỏ dụng độ với hạm đội Mỹ ngoài khơi Philippines và bị bại trận. Bốn ngày sau,Ðô dốc Takijiro Onischi,Tu lệnh đệ nhất hạm đội hải-không quân tập hợp các sĩ quan của hạm dội 201 ở căn cứ Mabalacat,trên đảo Lucon,chuẩn bị cho cuộc dụng độ trên vịnh Leyte và biển Sibuyan.Bài nói chuyện của Onischi không có gì mập mờ: không quân Nhật không có dủ phương tiện để hoàn thành nhiệm vụ trên chiến trường,trừ phi áp dụng công thức:một người với một chiếc máy bay Zero và 250kg bom phá huỷ một hàng không mẫu hạm,tiêu diệt hàng ngàn nguời trên đó.Cả 26 phi công của hạm đội 201 đồng lòng quyết tử.Ngày 25/10/1944,cuộc tiến công ‘đặc biệt của 5 máy bay tiêm kích thuộc phi đội Shikishima đã gặt hái thành công đáng kể:hàng không mẫu hạm Sain-Lô nổ tung và chìm lỉm,tàu Suwanee bị hu hỏng nặng với 150 nguời hi sinh và 10 máy bay bị phá huỷ.

Các đô dốc Mỹ nhận định rằng dây là một cuộc tấn công phối hợp có giới hạn của những Kamikazé,trong khi phía Nhật nhìn thấy ở đó giai doạn mở đầu của một chiến thuật có thể đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc chiến. Sáng kiến của đô dốc Onischi có đủ sức thuyết phục. Ngày 25/11/1944,35 Kamikazé gây thiệt hại nặng nề cho các hàng không mẫu hạm Independance,Essex cùng một số tàu chiến khác;ngày 27/11,làm thiệt hại tàu thiết giáp Colorado và 2 tuần dương hạm…

Thêm vào những thiệt hại đó,ngày 18/12/1944 một trận cuồng phong làm cho 3 tàu khu trục bị chìm,gây những tổn hại nghiêm trọng cho những hàng không mẫu hạm và tuần dương hạm của Mỹ.

Những chàng trai trẻ Kamikazé

Bộ tư lệnh tối cao Nhật lúc đó dã tin tuởng vào hiệu quả đặc biệt của chiến thuật ‘bom nguời’ và Nhật Hoàng Hiro Hito đọc diễn van ca ngợi những chàng trai trẻ tuổi đôi mươi dã ra đi ‘chết hạnh phúc và tự hào vì hoàng đế và sự chiến thắng’. Số người tự nguyện hi sinh nhiều gấp 10 lần số máy bay mà quân dội Thiên hoàng có.Theo nhà nghiên cứu Maurice Pinguet,những phi công đó biết rằng sớm hay muộn gì họ cũng sẽ hi sinh trong một cuộc chiến không cân sức nên họ dã chọn một cái chết nhanh chóng và có ích hơn.Họ không được hứa hẹn một sự dền đáp nào,một thiên đường nào kể cả niềm tự hào chiến thắng.Trong số những người tình nguyện,có cả những sinh viên;họ được huấn luyện trong một chế độ dặc biệt trong 7 ngày; 2 ngày cho việc cất cánh với một quả bom 250kg; 2 ngày cho việc bay theo đội hình và 3 ngày cho việc tiếp cận mục tiêu và tấn công.
Vào một buổi chiều, nguời chỉ huy truởng căn cứ báo cho họ biết lệnh xuất phát vào sáng hôm sau. Họ chỉ còn có một đêm cuối cùng để viết một bức thư cuối cùng cho cha mẹ.Sáng sớm,sau buổi thuyết trình thuờng lệ,họ có mặt trong những bộ đồ bay,bên sườn lủng lẳng thanh trường kiếm của nguời hiệp sĩ samourai,đầu quấn chiếc băng chéo thêu nổi hình mặt trời mọc.Chỉ huy trưởng căn cứ trao cho mỗi nguời một cốc rượu sake;tất cả nghiêng mình về hướng cung diện của Nhật hoàng truớc khi chạy bổ nhào dến máy bay truớc sự hoan hô nồng nhiệt của các đồng dội còn ở lại.

Giai đoạn khốc liệt của cuộc chiến

Tháng 4/1945,Ðô dốc Matome Ugaki chịu trách nhiệm phối hợp những cuộc tấn công đặc biệt để bảo vệ Okinawa,dã bố trí 700 tàu-cảm tử Shinyo và một số luợng quan trọng phi cơ dậu ở Kyushu,trong đó có hàng ngàn chiếc Zero và oanh tạc cơ Nakajima Ki-115 mang trên mình một quả bom 500kg,có tầm sát thương 1200km. Những máy bay Kamikazé được những máy bay tiêm kích hộ tống bay ở tầm thấp,khi đến gần hạm dội Mỹ,vọt lên dộ cao 4.500m và bổ nhào xuống,nhắm vào lồng cầu thang máy(hàng không mẫu hạm)hay đài chỉ huy(những chiến hạm khác).

Ngày 6/4/1945,355 máy bay cảm tử tham gia một cuộc tấn công và hạm dội Mỹ đã bắn hạ duợc 250 chiếc trước khi chúng dến được mục tiêu.Bù lại,những chiếc Kamikazé còn lại đã loại ra khỏi vòng chiến hàng không mẫu hạm Hancock,đánh đắm 2 tàu vận tải xung kích lớn,làm thiệt hại tàu thiết giáp Maryland và nhiều tàu khu trục.Ngày 12/4/1945,185 chiếc Kamikazé có 135 chiếc tiêm kích di kèm dã mở cuộc tấn công mới nhưng kết quả của lần xuất kích này cũng không đáp ứng được kỳ vọng của các Ðô dốc Nhật.

Những trận chiến khốc liệt ở Okinawa chấm dứt vào ngày 22/6/1945 bằng hình thức seppuku(hara-kiri:mổ bụng tự sát)của 2 đô đốc Nhật Ushijima và Chô,theo truyền thống của nguời Nhật.trong 1900 phi vụ cảm tử, các Kamikazé đã dánh đắm khoảng 30 tàu chiến Mỹ,làm thiệt hại gần 300 chiếc khác, gây tử vong cho 4907 lính hải quân Mỹ. Rõ ràng là những cuộc tấn công dưới hình thức Kamikazé mang lại hiệu quả cao hơn những cuộc tấn công thông thường. Ðô dốc Onischi đã nói về giai đoạn chiến tranh này:’Dù có hiệu quả hay không,những cuộc tấn công đó cũng đủ cho thế giới và cả chúng ta hình ảnh của chủ nghĩa anh hùng,của lòng tự hào và đảm bảo sự tồn tại của di sản tinh thần của chúng ta’.

Ngày 15/8/1945,họ đứng lặng im, đầu cúi xuống, cõi lòng tan nát,lắng nghe Nhật hoàng Hiro Hito đọc tuyên bố đầu hàng.Cũng trong ngày 15/8/1945 đó,Ðô đốc Ugaki,Tư lệnh hạm đội 5 ở Kyushu bay về hướng Okinawa cùng với khoảng 10 phi công cảm tử và trước khi mất hút đã gửi lại thông điệp bày tỏ niềm tin vào sự bất tử của đế chế và tinh thần Kamikazé. Hàng ngàn phi công trở về nhà,bị lãng quên trong thời kỳ hậu chiến trên một đất nước điêu tàn. Nhiều người cảm thấy mình đã bị lừa bịp và lãng phí tuổi thanh xuân.Trong những năm 1946-1948,một số phi công gia nhập Ðảng Cộng Sản, những nguời khác bị khủng hoảng tinh thần. Phải đợi đến năm 1951, nhờ những chuyển biến kỳ diệu của nền Kinh tế Nhật,họ mới hội nhập trở lại với xã hội,hiện diện trong các hãng sản xuất lớn: Sony, Honda, Denzu…và hiện giờ trở thành những nguời hưu trí sống an bình,không muốn nhắc nhiều đến bóng ma của quá khứ.