• 日本語
  • Vysa Wiki
  • Liên hệ


  • Giới thiệu
    • Giới thiệu VYSA
    • Điều lệ VYSA
    • VYSAについて
  • VYSA toàn quốc
    • Hoạt động chung
    • VYSA APU
    • VYSA Fukuoka
    • VYSA Hokkaido
    • VYSA Kobe
    • VYSA Kyoto
    • VYSA Niigata
    • VYSA Okayama
    • VYSA Okinawa
    • VYSA Osaka
    • VYSA Sendai
    • VYSA Shiga
    • VYSA Tokai
  • VYSA Kanto
    • Giới thiệu VYSA Kanto
    • Ban chấp hành
    • Hoạt động thể thao
    • Hoạt động văn hoá
    • Thông tin & Học thuật
    • HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI
    • Quỹ Tấm lòng vàng
  • VYSAJOB
  • Học Bổng
  • Tình Nguyện
  • Sự kiện

Tin mới

Bình chọn cuộc thi ảnh VYSA 2018: Sắc Xuân Việt- Nhật

Cuộc thi ảnh VYSA năm 2018: "Sắc xuân Việt- Nhật"

Tám thí sinh đã lọt vào vòng chung kết Miss VYSA 2017

CÙNG VYSA, ĐÓN TẾT XA NHÀ HẠNH PHÚC

Thông báo kết quả sử dụng nguồn quyên góp chương trình "Trái tim nơi xa - Tâm gửi quê nhà"

Home / Tin ngoài VYSA / Kiến thức về Nhật Bản / Người Nhật ở
 2012.6.1    VYSA 

Prepared by Nguyễn Đức Kính, Lê Hải Đoàn, Nguyễn Hữu Minh
Published on VYSA by Nguyễn Đức Kính

Q: Nhà ở của người Nhật trung bình rộng khoảng bao nhiêu?
Q: Bình thường thì một ngôi nhà ở Nhật giá khoảng bao nhiêu?
Q: Thuê một căn hộ với các điều kiện tiện nghi thuận lợi ở Tokyo mất khoảng bao nhiêu tiền một tháng?
Q: Giường ngủ của người Nhật thường là dùng đệm tatami hay là dùng giường theo kiểu phương Tây?
Q: Toa lét của Nhật có hai loại: ngồi và bệt, loại nào nhiều hơn?

Q: Nhà ở của người Nhật trung bình rộng khoảng bao nhiêu?

Theo thông tin một cuộc điều tra nhà ở vào năm 1993 thì trung bình một ngôi nhà ở của người Nhật rộng khoảng 120 mét vuông, nếu tính cả các ngôi nhà tập thể thì con số đó sẽ là 89 mét vuông. Tính trung bình diện tích nhà ở theo đầu người thì một người Nhật có khoảng 25 mét vuông. Tuy nhiên nếu so với con số 61 mét vuông của người Mỹ hay 35 mét vuông của người Anh thì con số trên là quá nhỏ. Đây là lý do tại sao những ngôi nhà của người Nhật thường hay bị gọi là những cái chuồng thỏ. Tuy nhiên so với những năm 60 thì diện tích nhà ở trung bình của người Nhật đã tăng lên gấp đôi. Bởi vì việc mua nhà ở Nhật là rất khó cho người dân nên trong tương lai diện tích nhà ở trung bình tính theo đầu người cũng rất khó có thể tăng lên được.

Q: Bình thường thì một ngôi nhà ở Nhật giá khoảng bao nhiêu?

Nếu bạn định mua một ngôi nhà ở Tokyo mà từ đó mất khoảng một tiếng để vào trung tâm thành phố thì cứ 100 mét vuông bạn sẽ phải trả khoảng từ 50 đến 60 triệu yên (tính theo tỷ giá hiện nay thì nó tương đương khoảng từ 400 đến 500 nghìn đô la Mỹ). Mặc dù vào cuối những năm 80 đầu những năm 90 do ảnh hưởng của nền “kinh tế bong bóng" nên giá cả nhà đất có giảm đi nhưng đây vẫn là cái giá không thể mua được với cả người Nhật. Năm 1993, tỷ lệ số người chủ sở hữu nhà ở so với tổng số nhà ở là 60%, giảm 2% so với năm 1983. Tỷ lệ này chắc chắn sẽ còn giảm trong tương lai.

Q: Thuê một căn hộ với các điều kiện tiện nghi thuận lợi ở Tokyo mất khoảng bao nhiêu tiền một tháng?

Giá cả phụ thuộc vào kích cỡ và vị trí của căn hộ đó, tuy nhiên nếu thuê một căn hộ nhỏ dành cho 1 một người nằm ở vị trí cách nơi làm việc từ 30 đến 40 phút thì bạn sẽ phải trả khoảng 60 nghìn yên một tháng. Nếu như căn hộ đó to hơn hoặc ở gần ga hơn thì giá thuê nhà sẽ tăng lên vào khoảng 80 nghìn yên, thậm chí có thể là 100 nghìn yên cho một căn hộ có nhiều ánh sáng với các điều kiện môi trường tốt. Một căn hộ cũ và không có phòng tắm sẽ có giá thuê bằng một nửa so với các căn hộ cùng loại. Khi thuê nhà thì thường người thuê nhà sẽ phải trả một khoảng tiền bằng 5, 6 tháng thuê nhà coi như là tiền đặt cọc. Khoảng tiền đó thường bao gồm 2 tháng tiền đặt cọc, 1 hoặc 2 tháng tiền nhà, và một tháng tiền nhà cho các công ty môi giới nhà ở. Khoản tiền đặt cọc sẽ được trả lại cho người thuê nhà khi thôi không thuê nữa, tất nhiên là trừ đi một số tiền dành cho việc dọn dẹp và làm vệ sinh căn hộ đó.

Q: Giường ngủ của người Nhật thường là dùng đệm Tatami hay là dùng giường theo kiểu phương Tây?

Đệm với Tatami. Theo một cuộc điều tra của một hãng làm giường- France Bed- thì 53.1% số phòng ngủ của người Nhật sử dụng giường nhưng so với tổng dân số thì con số đó chỉ là 27%. Nói cách khác cứ 2 phòng thì một phòng có giường nhưng chỉ có một người trong 3, 4 người sử dụng giường mà thôi. Ở Nhật thì giường được sử dụng đầu tiên tại các bệnh viện và trong quân đội. Chúng dần trở nên phổ biến khi các khách sạn thiết kế theo kiến trúc Tây phương được xây dựng.

Q: Toa lét của Nhật có hai loại: ngồi và bệt, loại nào nhiều hơn?

Theo báo cáo của một công ty gốm vệ sinh thì 89% hố xí được xuất xưởng vào năm 1994 là hố xí bệt. Con số này phản ánh số hố xí được lắp đặt gần đây, và tất nhiên là số hố xí ngồi xổm sẽ ngày càng giảm đi. Kiểu hố xí bệt được giới thiệu vào Nhật vào khoảng năm 1870, tuy nhiên nó chỉ thực sự trở nên phổ biến nhanh chóng vào khoảng 20-30 năm trở lại đây. Sự tăng trưởng của loại hố xí bệt là do sự tiện lợi của nó về diện tích bởi vì nó làm cho các chỗ đi tiểu trở nên không cần thiết. Nó cũng dễ sử dụng hơn vì người dùng không phải ngồi chồm hỗm, vì vậy sẽ yên tâm hơn khi những người già sử dụng hố xí bệt. Hiện nay thì tại các nhà hàng, khách sạn thì thường có các hố xí bệt nhiều hơn, trong khi đó thì tại các nhà vệ sinh công cộng như tại nhà ga hay công viên thì số hố xí ngồi xổm lại nhiều hơn.

496 view




Bài viết liên quan

Học sinh Nhật bản với những ngày hè thú vị ở làng quê Việt nam
14-04-2003
Tết Trung Thu xưa và nay
09-09-2003
Ảnh buôn bán ở Nhật
16-01-2008

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Bài mới

    • Bình chọn cuộc thi ảnh VYSA 2018: Sắc Xuân Việt- Nhật

      Bình chọn cuộc thi ảnh VYSA 2018: Sắc Xuân Việt- Nhật

      26/04/2018
    • Cuộc thi ảnh VYSA năm 2018: “Sắc xuân Việt- Nhật”

      Cuộc thi ảnh VYSA năm 2018: “Sắc xuân Việt- Nhật”

      21/03/2018
    • TẾT VYSA 2018 – Tết Việt Nam ấm áp giữa lòng Tokyo lạnh giá

      TẾT VYSA 2018 – Tết Việt Nam ấm áp giữa lòng Tokyo lạnh giá

      16/01/2018
    • Tám thí sinh đã lọt vào vòng chung kết Miss VYSA 2017

      Tám thí sinh đã lọt vào vòng chung kết Miss VYSA 2017

      07/01/2018
    • SBD 08 – Nguyễn Hồng Nhung

      SBD 08 – Nguyễn Hồng Nhung

      29/12/2017
  • Bài viết ngẫu nhiên

    • Đại hội thành lập VYSA Hokkaido
      13/07/2008
    • Thư của Đại sứ Chu Tuấn Cáp gửi Đại hội lần thứ 1 của Vysakyushu
      22/06/2004
    • Hai em Huấn và Luyện được nhận học bổng Miyazaki
      29/11/2003
    • Cập nhật: Link đăng ký thông tin du học sinh với Đại sứ quán
      06/01/2017
    • Từ 1/1/2008 Lưu học sinh học bổng Nhà nước ở Nhật được cấp 1.000 USD
      18/12/2007
    • ASEAN FESTIVAL 2014, các bạn trẻ Việt giới thiệu nét đẹp quê hương đến với thế giới
      14/10/2014
  • Bài viết xem nhiều

    • Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Đại chiến Thế giới II

      2004-02-27 19188 view
    • miss_vysa-1

      Thông báo: MỞ ĐƠN ĐĂNG KÝ CUỘC THI Miss VYSA 2017

      2004-02-27 18950 view
    • EM BÉ VIỆT NAM HIỆN ĐANG SỐNG TẠI TỈNH CHIBA (NHẬT BẢN) MẤT TÍCH - ĐÃ BỊ SÁT HẠI

      2004-02-27 15831 view
    • Lợi ích và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO.

      2004-02-27 14906 view
    • ueno

      Phóng sự: Tôi đi "bia ôm" ở Nhật Bản

      2004-02-27 14337 view
    • romantic

      Bạn chọn đàn ông Việt Nam hay Nhật Bản?

      2004-02-27 11760 view
    • dat nuoc con nguoi_Nhat_Ban

      Một vài cảm nhận về Đất nước và con người Nhật bản

      2004-02-27 11317 view
    • Poster_missvysa

      SBD 63 - Nguyễn Hạnh Dung

      2004-02-27 9047 view
  • Theo dòng sự kiện

  • Tag cloud

    jobhunting 2015 vysajob động đất Kumamoto VJSE job cuộc sống VYSAN giao duc vysa Tết VYSA niigata Hanami Okayama nguoi viet bong da văn nghệ van hoa nhat ban nhật bản Việt Nam sobauchi Tokyo VYSA KANTO VYSA Osaka cầu lông vieclam nhạc hội Vietnam week Nhật Bản 2016 TUẦN LỄ VĂN HÓA VIỆT NAM vysacup Video contest ban thể thao quyên góp JOBFAIR hoa hau quỹ học bổng nguoi dep từ thiện miss Vysa Hoạt động thể thao dat nuoc va con nguoi Bhat Ban Nhật Bản và tôi VYSA JOB 2016
  • Find us on Facebook



    < >
    Copyright © Vysajp.org. All rights reserved.