NHẬT BẢN – ĐẤT NƯỚC PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÙNG MẠNH TỪ ĐỐNG TRO TÀN CHIẾN TRANH

Quy mô nền kinh tế thị trường theo thước đo GDP với tỷ giá thị trường thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ, còn theo thước đo GDP ngang giá mức mua lớn thứ ba sau Hoa Kỳ và Trung Quốc. Bởi vậy không ít người cho rằng cuộc sống ở Nhật là thiên đường bởi tiền lương ở Nhật cao như tháp Tokyo hay những tòa nhà chọc trời sừng sững giữa các thành phố lớn của xứ Phù Tang. Nhưng đó mới chỉ là suy nghĩ của những người chưa từng một lần trải nghiệm cuộc sống nơi đây. Còn tôi-một du học sinh vừa học vừa làm dù chưa bao lâu nhưng cũng phần nào thấu hiểu và cảm nhận được cuộc sống khắc nghiệt về thời gian của đất mặt trời mọc này.
Điều đầu tiên làm tôi ấn tượng nơi Xứ Sở Hoa Anh Đào này không gì khác là thời gian và không khí bận rộn của con người nơi đây. Thể hiện ngay từ cách họ đi bộ, họ lao đầu về phía trước đi như một con thiêu thân. Đặc biệt hơn nữa là họ không hề để ý xung quanh họ nếu như không ảnh hưởng đến họ.Điều này đã làm tôi từng có suy nghĩ họ thật lạnh lùng và vô cảm ! Sau một thời gian học tập và làm việc tôi cũng đã hiểu ra rằng đó là do thời gian. Người Nhật, phương tiện đi lại của họ chủ yếu là tàu điện và mỗi chuyến tàu đều có thời gian cố định. Nó đâu có dừng lại đợi ta khi ta chỉ có chậm vài giây? Chính vì vậy mà họ phải tính toán thời gian sao cho hợp lý nhất. Họ tận dụng thời gian mọi lúc mọi nơi để học tập và làm việc. Đi tàu điện những hình ảnh như : đọc sách, đọc báo… thậm chí là làm việc đều không hiếm gặp.
Nếu người Việt mình luôn tìm cách bao biện cho những lỗi sai thì người Nhật luôn mang trong mình câu :iiwake _mang ý nghĩa lý do lý trấu. Với họ sai là sai và đúng là đúng. Nếu là lỗi của mình họ sẵn sáng nhận lỗi và xin lỗi.Đức tính này đã góp phần tạo nên một nền văn hóa chào hỏi và ý thức trong cộng đồng người Nhật. Tôi trở lên yêu thích nền văn hóa chào hỏi này từ khi nào không hay ? Tôi thích nhất là câu : otsukaresamadesu_ là câu mà tôi không hề biết dịch sang tiếng việt như thế nào cho chính xác; chỉ biết sau mỗi giờ làm việc vất vả họ đều nói với nhau câu này. Mỗi khi nói hoặc nghe nó là nỗi mệt mỏi của cả một ngày dường như tan biến như được tiếp thêm sức mạnh.
Nếu một con người ai cũng có những điểm tốt và điểm xấu thì Nhật bản cũng giống như vậy, có nguoi xấu và người tốt. Trộm cắp, đánh nhau và biến thái thì phổ biến.Nhưng tôi không đề cập nhiều tới điểm xấu của Nhật vì chúng ta _những du học sinh nên học những điều tốt đẹp để giúp ích cho mình , gia đình và xã hội. Nhưng thật đáng buồn và tiếc cho những gì ông cha ta đã gây dựng về hình ảnh thật thà ,chịu thương chịu khó và thông minh của người Việt trong mắt thế giới. Vậy mà giờ đây hình ảnh đó còn đâu? Thay vào đó là trộm cắp, đánh nhau,thiếu ý thức và đạo đức. Thống kê từ cơ quan cảng sát Nhật cho thấy, số vụ ăn cắp đồ bị bắt liên quan tới người Việt tăng mạnh, từ 247 vụ năm 1998 lên 999 vụ năm 2012. Đầu năm 2013 đã có 401 vụ, chiếm 40% tổng số vụ trộm đồ liên quan tới người nước ngoài tại Nhật. Nhiều nơi họ làm biển cảnh báo ghi bẳng tiếng Việt. Mới đây, ngày 6/8 chị Trương Thị Nga_du học sinh Việt Nam đã gây chấn động bởi hành vi nhẫn tâm bỏ lại đứa con vừa mới trào đời chỉ vì lí do không đủ tiền để nuôi con. Có câu:”hổ giữ cũng không ăn thịt con” vậy mà lỡ lòng nào rứt ruột vứt con đi? Đồng tiền đã biến con người chúng ta trở nên thiếu ý thức và suy thoái đạo đức.
Không chỉ tôi mà rát nhiều du học sinh khác cũng đều thừa nhận, cuộc sống bên Nhật rất thuận tiện và đáng sống. Tuy nhiên, chúng tôi phải đối mặt với những cạm bẫy, những trò lừa đảo đến từ chính người Việt tại đây và những công ty tư vấn du học ở Việt Nam. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết cũng như không thông thạo tiếng Nhật của những du học sinh mới sang để mời chào thuê nhà, đăng ký điện thoại và tìm kiếm việc làm thêm hộ.chi phí thực hiện việc này khá lớn lên tói 3-4man nhưng khi hai bên thỏa thuận lại không có giấy tờ xác nhận hoặc chỉ có vài dòng viết tay. Bản thân tôi cũng đã tận mắt chứng kiến không ít các trường hợp như vậy.
Tôi thật sự cảm thấy mình may mắn hơn bất kỳ bạn du học sinh nào về việc làm và học tập. Đã biết trước nếu không học thì sẽ không thể tồn tại trên đất nước này nên tôi đã dành sáu tháng đầu tiên tập chung sâu vào việc học. Tôi may mắn có được việc làm thêm ngày từ khi phỏng vấn ở công ty nên tôi không phải lo tìm việc khi mới sang và tập chung hơn được vào việc học. Tôi quyết tâm nên chỉ với ba tháng đầu tôi đã học vượt lên lớp trên với những người đi trước; sáu tháng sau tôi đã tự tìm được việc bằng chính khả năng và kiến thức của mình. Nhưng cũng chính vì điều đó mà bạn bè ganh tỵ và ghen ghét tôi. Sau ba tháng ở kí túc xá chúng tôi phải tìm nhà để chuyển ra và tìm người ở cùng cho giảm bớt tiền sinh hoạt. Cũng từ đó mà tôi cũng thấm hơn khi tình bạn và tiền. Tháng lương đầu tiên tôi dành hết để đặt cọc tiền nhà và phải đi sống nhờ ở nhà bạn bè để đợi ngày vào nhà. Cùng sống cùng tri trả tiền nhà và các tiền khác, nhưng tháng nào cũng trần trừ và không nộp. Bắt đầu các mâu thuẫn ganh ghét xảy ra tôi lại chuyển nhà. Lang thang như kẻ vô gia cư suốt nửa năm ở hết nhà này nhà kia. Và cuối cùng tôi đã liều tìm một người không hề quen biết và sống chung. May mắn lại mỉm cười với tôi vì tôi đã thực sự nỗ lực và cố gắng. Tôi luôn giúp đỡ và cho những người sống cùng trước  vay tiền nhưng đến bây giờ hơn một năm họ vẫn chưa trả lại tôi tiền vay và tiền nhà. Thật đáng buồn phải không ?Khi lòng tốt không được báo đáp!
Nguyên nhân vì sao mà du học sinh Việt tại đây lại xảy ra nhiều tệ nạn như vậy? Mô giới du học góp phần không nhỏ trong việc đẩy mạnh tệ nạn của người Việt tại đây bằng hình thức vẽ lên bức tranh màu hồng về đời sống du học sinh vừa học vừa làm. Không chỉ được học , được làm mà thu nhập cao có thể gửi về nhà. Cũng chỉ vì những kiến thức hạn hẹp và tham lam hám lợi trước mắt mà nhiều gia đình đã đẩy con em mình vào vũng bun lầy không thoát ra được! Họ đâu biết để sống được trên đất nước khác, ngôn ngữ khác, phong tục khác ,tri tiêu cao gấp hàng chục lần, đặc biệt kiến thức còn quá ít ỏi thì nó khó khăn và vất vả như thế nào?
Không có con đường nào trải dài hoa hồng trên tấm thảm đỏ dẫn đến vinh quang. Nên qua đây tôi cũng mong cộng đồng nguoi Việt đoàn kết giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, làm những gì cần làm và học những gì cần học ắt thành công sẽ chào đón. Mình làm được thì mọi người cũng làm được đứng không? Cũng mong rằng phía mô giới hãy làm đúng trách nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ là cầu nối để mối quan hệ giữa Nhật và Việt Nam trở lên tốt đẹp hơn. Hãy làm đúng những gì vốn thuộc về nó các bạn nhé. “ Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”.
 
Tác giả: Dương Thị Thế
青山国際教育学院日本語センタ