12 người lập ra nước Nhật


Ban biên tập xin phép được giới thiệu tác phẩm “12 người lập ra nước Nhật”-“日本を創った12人”-tác giả Sakaiya Taichi do Tiến Sĩ Đặng Lương Mô dịch và đã được nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia xuất bản hồi tháng 8 năm 2004.


1. Thân thế và sự nghiệp của Tiến Sĩ Đặng Lương Mô

Tiến sĩ Đặng Lương Mô sinh năm 1936 tại Kiến An, Hải Phòng. Ông thuộc lớp người đầu tiên được học bổng do Nhật Bản tặng Việt Nam kể từ sau thế chiến thứ II và đã tới Nhật Bản tháng 4 năm 1957. Tại đây, ông đã đỗ khoá kỹ sư điện tử đầu tiên của Đại học Tokyo (chỉ có sáu người). Ông tiếp tục học lên bậc sau đại học và đỗ bằng Thạc sĩ khoa học cơ khí tháng 3 năm 1964, rồi Tiến sĩ tháng 3 năm 1968.

• Quá trình công tác, thành tích, công trình nghiên cứu:

– Vào thập niên 70, sau khi đạt được học vị Tiến sĩ Khoa học Công nghệ năm 1968 tại Đại học Quốc gia Tokyo, Nhật Bản, ông trở về nước giảng dạy ở các trường đại học Sài Gòn và là Viện trưởng Học viện Quốc Gia Kỹ thuật (nay là Trường Ðại Học Bách Khoa TP. HCM).

– Năm 1976, ông trở lại Nhật làm nhân viên nghiên cứu cao cấp của hãng Toshiba.

– Năm 1983, ông được phong Giáo Sư (Full Professor) công tác tại Ðại Học Hosei, Tokyo, Nhật Bản.

– Năm 1991, tại một hội nghị quốc tế về Thiết kế vi mạch ở Leningrat với sự bảo trợ của tổ chức ACM (Hội máy tính Mỹ) và Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (lần đầu tiên được tổ chức trên thế giới), ông là người VN duy nhất được mời đọc tham luận về thành quả Thiết kế vi mạch ở Nhật.

Sau nhiều năm miệt mài nghiên cứu, Giáo sư – Tiến sĩ Đặng Lương Mô đã cho đăng 286 công trình nghiên cứu trên các học báo chuyên ngành điện tử bán dẫn và thiết kế vi mạch nổi tiếng thế giới, đồng thời đã cho ra đời 15 bằng phát minh khoa học kỹ thuật được công nhận ở các nước tiên tiến như Nhật, Mỹ và ở châu Âu – góp phần làm rạng danh cho trí thức kiều bào Việt Nam ở hải ngoại. Nhiều công trình nghiên cứu của ông đã được trích đăng hoặc trích dẫn trong các sách nghiên cứu xuất bản tại Mỹ, nhất là sách giáo khoa sử dụng tại các đại học Mỹ.

Ngoài những công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật như kể trên, Giáo sư Tiến sĩ Ðặng Lương Mô còn dịch thơ cổ Việt Nam sang Nhật ngữ, và các tác phẩm Nhật ngữ sang Việt ngữ, nhằm giới thiệu Việt Nam với độc giả Nhật Bản và Nhật Bản với độc giả Việt Nam. Năm 1998, ông đã dịch và cho xuất bản tại Nhật Bản danh tác “Bích Câu Kỳ Ngộ”, một truyện thơ thần tiên thuần túy Việt Nam, mà sân khấu chính là thủ đô Hà Nội ngày nay. Tác phẩm Bích Câu Kỳ Ngộ tiếng Nhật này đã làm cơ sở cho một nhạc kịch (opéra) tên là Kigu, đã được trình diễn tại Hà Nội cuối năm 1998. Tác phẩm Bích Câu Kỳ Ngộ song ngữ Việt-Nhật này đã được Nhà Xuất bản Giáo dục, Chi nhánh TP.HCM, in lần thứ hai tại Việt Nam năm 2000.
Gần đây, cuốn sách “Mười Hai Người Lập Ra Nước Nhật” do ông dịch từ một tác phẩm Nhật ngữ nổi tiếng, đã được Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, xuất bản hồi tháng 8, 2004.

• Đóng góp cho Việt Nam:

Ông vẫn luôn hướng trái tim về đất nước và đã có những đóng góp đáng kể cho quê hương về cả 3 mặt: đào tạo nhân tài, tư vấn khoa học công nghệ và cấp học bổng cho sinh viên.

Từ năm 1989, Giáo sư – Tiến sĩ Đặng Lương Mô đã bắt đầu xin tài trợ để giúp các giảng viên của Trường đại học Bách khoa và Khoa học Tự nhiên sang Nhật tu nghiệp: xin từ quỹ Tamaki gần 30.000 USD để thành lập và trang bị phòng thí nghiệm Mô phỏng và Thiết kế vi mạch tại Khoa điện – Điện tử, Đại học Bách khoa TP.HCM; xin Ðại học Hosei tài trợ gần 10.000 USD cho phòng thí nghiệm Mô phỏng và Thiết kế vi mạch vừa kể để tiến hành những nghiên cứu chung.

Ông còn là cầu nối cho một thỏa hiệp song phương vô thời hạn giữa Đại học Hosei và Đại học Bách khoa TP.HCM, có hiệu lực từ năm 1998 với nội dung: hàng năm, Đại học Hosei sẽ cung cấp chi phí cư trú, sinh họat cho cán bộ giảng dạy của Đại học Bách khoa sang làm nghiên cứu ở Đại học Hosei trong một năm. Tính đến nay (năm 2004), đã có 16 thầy cô của ÐHBK được sang Nhật trong khuôn khổ thỏa hiệp này.

Hàng năm, ông trích một phần lương hưu của mình ra để cấp học bổng cho sinh viên giỏi nhưng gặp khó khăn của ÐHBK.

Nhờ có quan hệ rộng rãi với các giáo sư Nhật, ông đã giúp cho nhiều người sang làm nghiên cứu sinh tại các đại học danh tiếng của Nhật Bản.

Ngoài ra, ông trực tiếp hướng dẫn nghiên cứu ở bậc sau đại học của ÐHBK, tham gia với tư cách Ủy viên các Hội đồng Khoa học của Phòng Thí nghiệm Công nghệ Nano thuộc Ðại học Quốc gia TP. HCM, của Trung tâm Công nghệ cao của TP. HCM, v.v.

• Khen thưởng:

– Danh hiệu Hội viên Thượng cấp hội IEEE, Mỹ, năm 1981.
– Bằng khen thành tích xuất sắc của Công ty Toshiba, Nhật bản, năm 1984.
– Bằng khen về sự đóng góp xuất sắc cho Hội nghị Quốc Tế ICCAD, năm 1991.
– Được bầu vào Hàn Lâm Viện Khoa học New York, năm 1992.
– Luận văn xuất sắc của Hiệp Hội Công nghệ Mô phỏng Nhật Bản, năm 1995.
– Ông có tên trong danh sách những người nổi tiếng trên thế giới trong danh bạ Marquis Who’sWho In The World, năm 1995.
– Bằng khen và cảm tạ của Đại học Hosei, Nhật Bản, năm 2002.
– Bằng khen của Ủy Ban Nhân Dân TP. HCM khen thưởng cho kiều bào có công với đất nước, năm 2003.

Nguồn:báo Lao Động và Người Viễn Xứ

2. Nội dung của cuốn sách

Nguyên tác của : Sakaiya Taichi Người dịch : Đặng Lương Mô

Lời tựa của dịch giả

Mở đầu: Bây giờ chính là lúc học lịch sử

Chương I: Thái tử Shotoku
– Người khởi xướng “tư tưởng gộp đạo Thần-Phật-Nho”

Thủy tổ của khái niệm tôn giáo của người Nhật

Thời chuyển tiếp từ “thời sơ cổ” sang “thời cổ”

Sự đối lập xung quanh vấn đề công nhận Phật giáo

“Chính quyền liên hiệp” giữa hoàng gia và họ Soga

Khởi xướng “tư tưởng gộp đạo” duy nhất trên thế giới

Phong cách “chọn lấy chỗ tốt”

Cội nguồn của “xã hội chức lộc”

Chương II : Hikaru Genji
– Người mẫu cho kiểu “chính khách thanh nhã”

Hikaru Genji có thật không?

Ðại biểu cho giới quý tộc thời đại Heian

Việc làm của một chính khách quý tộc

Ðiểm gốc của khái niệm “thanh nhã”

Sự xuất hiện của chính trị gia kiểu “Hikari Genji”

Tính cách vô lãnh đạo của “Chủ nghĩa tập thể”

Khác nhau lớn giữa “quý phái” và “thanh nhã”

“Thanh nhã kiểu Nhật” không còn đắc dụng nữa

Chương III : Minamoto Yoritomo
– Người sáng chế ra “cấu tạo quyền lực hai tầng”

“Chính quyền kỳ lạ” chưa từng thấy

Yoritomo xuất hiện

“Chinh di Ðại tướng” chỉ là một chức tư lệnh quân đội

Bề ngoài là chế độ luật lệnh, thực chất là cơ chế “mạc phủ”

Bắt đầu truyền thống “thực quyền thuộc kẻ dưới”

Yoritomo mở ra nền “chính trị võ gia”

Người nắm quyền lực lớn Hojo Masako xuất hiện

Quan chức ngoài luật lệnh đã sinh ra cấu trúc hai tầng

Chương IV : Oda Nobunaga
– Người anh hùng bị phủ nhận của lịch sử Nhật Bản

Thời chiến quốc, thời kỳ đổi mới kỹ thuật lớn

Thằng đại ngốc thống nhất vùng Owari

Trận Okehazama không phải là đánh úp

Phương sách “phân ly binh nông” thể hiện nhu cầu thời đại

Chiến thuật mới là “Chơi xấu”

Cơ chế thị trường tự do “chợ vui, tổ buôn vui” đã làm đổi nền kinh tế

Sự thay đổi tổ chức và sư xuất hiện của “binh gia” chuyên nghiệp

“Rải võ ra khắp thiên hạ” và ý thức “quốc gia”

Viễn tượng về một vương quyền tuyệt đối đầu tiên trên thế giới

Chương V : Ishida Mitsunari
– Người sáng tạo ra loại hình “Kế hoạch kiểu Nhật”

Thủy tổ của kế hoạch do quan liêu trung cấp

Vận không may và vụng đánh trận

Năm quan Ðại Lão và năm quan Chấp Chính

Mưu đồ vĩ đại

Phương pháp làm kế hoạch của Mitsunari

Dùng Mori Terumoto làm tổng chỉ huy để chống lại Tokugawa Yeyasu

Kịch hay, diễn dở

Chương VI : Tokugawa Yeyasu – Cải cách với “ý chí tăng trưởng”

Từ “con tin” trở thành “đại chúa tể”

Dựng thành Edo với chức năng thủ đô.

Triết lý “tín nghĩa” và “nhẫn nại”

Việc phổ cập “ý thức quan trên” và nền “trật tự phong kiến”

Tiêu chuẩn đánh giá nhân tính của Ieyasu

Từ “xu hướng tăng trưởng” tới “xu hướng ổn định”

Sự hình thành của bản tính “đảo quốc” và tính “nghi kị ngoại quốc”

Chương VII: Ishida Baigan – Triết lý dân gian “cần cù và tiết kiệm”

Thủy tổ của “Tâm học Thạch môn”

Xã hội võ sĩ samurai là xã hội “tổng số zero”

Sự phát đạt “bong bóng” thời Genroku

Thời Yoshimune có thế tình giống như ngày nay

Làm ăn cần cù là tu thân

Ngồi không là uổng

Mâu thuẫn giữa làm ăn cần mẫn và lối sống thanh bần

Chủ trương chi ly đã trở thành thói quen buôn bán

Sự kỹ tính phát triển thành lý luận về nhân cách của con người trong tổ chức

Ý thức “Xa xỉ là kẻ Ðịch”

“Chủ nghĩa đâu ra đó” phát sinh ra từ nền Tâm học Thạch Môn 89

Chương VIII: Okubo Toshimichi
– Người dựng nên “chế độ quan liêu (công chức)”

Nguồn gốc của thể chế “quan liêu (công chức) chỉ đạo”

Chế độ quan liêu (công chức) đã không thể thiếu được cho sự hiện đại hóa.

Dùng quyền hạn và mưu lược phân hóa phe phản đối

Xây dựng một nước không để cho ngoại quốc coi thường

Xây dựng cơ chế trong nước dập theo Ðế quốc Ðức.

Giữ chức Bộ trưởng Nội vụ nắm toàn thể nền chính trị quốc gia

Chế độ quan liêu được tăng cường sau khi Okubo qua đời

Khuyết điểm của chế độ quan liêu kiểu Ðức

Tình trạng bó chân bó tay ngày nay

Chương IX: Shibusawa Ei-ichi
– Thủy tổ của “chủ nghĩa tư bản Nhật”

Người lập ra “giới kinh tài”

Trước nhất lập ra chế độ lưu thông tiền tệ

Cha đẻ ra chủ nghĩa hòa hợp kiểu Nhật Bản

Iwasaki Yataro, một tồn tại đối chọi

Chủ nghĩa cá nhân trong phép kinh doanh của Iwasaki

Ðối chọi trực tiếp với Iwasaki trong ngành vận tải đường biển

“Tài phiệt” và Nhóm Xí nghiệp Liên hệ khác nhau thế nào?

“Giới tài phiệt,” đoàn thể của những nhà kinh doanh làm thuê

Khuyết điểm của chủ nghĩa góp vốn

Thang danh vọng kiểu Nhật Bản

Ðã đến lúc thoát xác khỏi mẫu người Shibusawa

Giới hạn của sáng kiến xuất phát từ “Luận ngữ”

Chương X: MacArthur
– Thí nghiệm biến Nhật Bản thành một “nước Mỹ lý tưởng”

Tốt nghiệp thủ khoa trường võ bị Westpoint

Ðoạt lại Philippines rồi chiếm đóng Nhật Bản

Biến thành kiểu mẫu cho một “nước Mỹ lý tường”

Hãy là Thụy Sĩ của Viễn Ðông

Du nhập nền luân lý coi trọng bình đẳng và an toàn

Chủ nghĩa dân chủ đầu phiếu và nền tự trị địa phương trở nên trống rộng

“Thể chế năm ‘55” đánh đổ chính sách giải thể tài phiệt và giải phóng đất nông nghiệp

Sinh ra nguyên nhân băng hoại chế độ gia tộc

Cải cách luân lý và ý thức thẩm mỹ

Phủ định tinh thần sinh ra sùng bái vật lượng và tín ngưỡng số lượng

Là quân nhân đồng thời là nhà chính trị

Chương XI: Ikeda Hayato
– Sự thực hiện một đại cường quốc kinh tế

Con đường tới “gấp đôi thu nhập”

Một công chức (quan liêu) thành đạt muộn

Bắt đầu tôn thở GNP (Tổng Sản Phẩm (Sản lượng) Quốc gia)

Gặp dịp phồn thịnh chưa từng thấy từ thời Jinmu

Thành công vượt xa kế hoạch

Ý nghĩa của câu nói “người nghèo hãy ăn lúa mạch”

Hướng tia mắt nhìn của quốc dân vào nước Mỹ giầu có

Xây nhà máy trước nhất để phát triển địa phương

Quy cách hóa con người và tập trung dân số vào thành thị

Tăng cường thể chế chỉ đạo của quan liêu

Sức mạnh của Hội Hoằng Chì trong việc thâu góp tiền ủng hộ

Chương XII: Matsushita Konosuke
– Kinh doanh kiểu Nhật Bản và triết lý kinh doanh

Doanh gia trở thành anh hùng dân tôc

Gặp gỡ điện khí

Sự phổ cập “đường lối kinh doanh Matsushita” qua mạng lưới bán vững chắc

Tại sao trở thành anh hùng dân tộc được?

Khởi đầu kiểu “Kinh doanh Nhật Bản” với hình thức làm công suốt đời

Kỹ thuật thì Honda, Kinh doanh thì Matsushita

Công bố và thực thi phong trào PHP

Xúc tiến chí hướng lập thân xử thế

Ðẻ ra “Người xí nghiệp” và “Xã hội chức lộc”

Tạo ra ảo tưởng coi doanh gia là “tài giỏi”

Ðã đến lúc vượt qua ảnh hưởng của vĩ nhân

Chương kết: Kết luận

Nguồn: www.erct.com